Cử tri các tỉnh An Giang,álúaKhócàobằngmứclợinhuậketqua bongda Tiền Giang, Trà Vinh kiến nghị vấn đề để giá vật tư nông nghiệp, giá lúa lên xuống thất thường... Cử tri đã nhiều lần kiến nghị, tuy nhiên kết quả hiện tại chưa khả quan. Do đó, cử tri các tỉnh này đề nghị quan tâm kiểm soát giá vật tư nông nghiệp và bình ổn giá lương thực nhằm đảm bảo cho nông dân có lãi.
Lãi bình quân cao nhất ở mức 87,6%
Theo Bộ Tài chính, giá lúa gạo và giá vật tư nông nghiệp được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế đó được thực thi với nội dung cơ bản là: DN kinh doanh vật tư nông nghiệp, lúa gạo được quyền tự định giá theo tín hiệu khách quan trên thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tôn trọng quyền tự định giá của DN và sử dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường về giá.
Riêng đối với mặt hàng lúa gạo, hàng năm Bộ Tài chính đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản công bố giá mua thóc định hướng từ đầu vụ theo quy định. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giá mua lúa định hướng để các DN sản xuất kinh doanh gạo mua lúa cho người sản xuất đảm bảo có lãi 30%.
Theo báo cáo của Hiệp Hội Lương thực Việt Nam, trong thời gian mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 (từ 15-3-2014 đến ngày 30-4-2014), các thương nhân đã mua được 995.994 tấn quy gạo, đạt 99,55% kế hoạch.
Theo báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành về mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2013-2014, chương trình thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân 2013-2014 theo Quyết định số 373a/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã tác động tích cực đối với thị trường, giá lúa gạo trong thời gian mua tạm trữ tăng khoảng 100-200 đồng/kg, đảm bảo mức lợi nhuận cho người nông dân trên 30%.
Mặc dù giá gạo trên thế giới liên tục giảm và đứng ở mức thấp trong các tháng đầu năm nhưng vụ Đông Xuân 2013-2014, theo báo cáo kết quả điều tra thực tế của một số UBND tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, người sản xuất lúa đạt mức lợi nhuận so với giá thành như sau: Kiên Giang lãi bình quân khoảng 87,6%, Vĩnh Long lãi bình quân khoảng 45,9%, An Giang lãi khoảng 46,54% - 61,19%; Bến Tre lãi bình quân khoảng 46,06%; Đồng Tháp lãi bình quân khoảng 82,9%.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng nhận định, do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên giá thành của từng địa phương có sự chênh lệch rất lớn và nhu cầu xuất khẩu của thị trường thế giới tác động đến giá mua trong nước do vậy rất khó “cào bằng” để có mức lợi nhuận chung giữa các địa phương và các thời điểm thu mua.
Không để xảy ra đột biến về giá
Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá nói chung, giá vật tư nông nghiệp và giá lúa gạo nói riêng, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan điều hành quyết liệt.
Trong đó, sẽ chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, DN thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến thị trường trong và ngoài nước; định kỳ 15 ngày, tháng, quý có báo cáo về tình hình giá cả thị trường, dự báo và kiến nghị các biện pháp bình ổn giá đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản đề nghị các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát thị trường, không để xảy ra đột biến về giá.
Song song với thực hiện bình ổn giá, tiếp tục thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; không bù chéo; tiếp tục thực hiện công khai, minh bạch trong điều hành đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu khác có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Đối với các nguyên vật liệu quan trọng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lúa, gạo và vật tư nông nghiệp, Bộ Tài chính sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giá, thuế để ngăn chặn và kiên quyết xử lý các hành vi tăng giá bất hợp lý; Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác dự báo, phân tích giá cả, cung cầu thị trường để có phương án điều hành phù hợp từng thời kỳ…
Theo quy định tại Luật Giá, mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa gạo thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá. Khi Nhà nước áp dụng biện pháp bình ổn giá trong đó có biện pháp đăng ký giá thì các DN sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trên gửi hồ sơ đăng ký giá với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trường hợp Nhà nước không công bố các biện pháp bình ổn giá, các DN sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa gạo gửi hồ sơ kê khai giá về cơ quan quản lý Nhà nước. Theo đó, Nhà nước thực hiện giám sát, kiểm tra và bình ổn giá phân bón, lúa gạo thông qua việc kiểm tra, rà soát các yếu tố hình thành giá được DN báo cáo khi thực hiện đăng ký giá, kê khai giá.
Báo cáo gửi đến Quốc hội vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng lúa tăng liên tục: Năm 2010 đạt 54,6 triệu đồng/ha thì năm 2013 đạt 75,7 triệu đồng/ha/năm. Đất trồng lúa được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả, năng suất lúa vẫn tiếp tục tăng từ 53,4 tạ/ha năm 2010 lên 57,4 /ha năm 2014 và sản lượng lúa tăng từ 40,0 triệu tấn lên 44,8 triệu tấn. An ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, mỗi năm xuất khẩu trung bình từ 6,5-8 triệu tấn gạo/năm. |