【kết quả rosenborg】Thiếu liên kết vùng, khó xuất khẩu quy mô lớn

Mở rộng xuất khẩu vải thiều Việt Nam sang Thái Lan Liên kết vùng để phát triển thương mại điện tử hướng tới xuất khẩu Vùng Đồng bằng sông Hồng cần tăng cường liên kết để phát huy các tiềm năng
Các FTA đã giúp nông sản Việt Nam tiến sâu vào các thị trường lớn. 	Ảnh: N.Hiền
Cần liên kết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Ảnh: N.Hiền

Chia sẻ tại tọa đàm “Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại” do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 26/8, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng và xu thế tất yếu của việc cần chung tay, hợp lực, kết hợp với nhau để tham gia các hoạt động có tính chất liên kết vùng, liên kết liên vùng. Tuy nhiên, còn khá nhiều bất cập khi thực hiện liên kết vùng trong xúc tiến thương mại.

“Chúng ta đặt mục tiêu phải tăng cường các hoạt động xúc tiến liên kết vùng, liên kết vùng. Tuy nhiên, không có địa điểm đủ lớn để quy tụ được số lượng rất đông các doanh nghiệp từ nhiều vùng khác nhau tham gia, nhất là hiện nay trên bản đồ thế giới, Việt Nam được coi là một “Hub” - trung tâm cung ứng rất lớn của thế giới nhiều sản phẩm, hàng hóa như gạo, cà phê, hạt điều…”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, theo đại diện Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, các nguồn lực xúc tiến thương mại từ trung ương đến địa phương cũng rất thấp. Chẳng hạn như việc đưa doanh nghiệp đi tham gia hội chợ, triển lãm ở nước ngoài thì chi phí gian hàng rất cao. Chỉ những “ông lớn” mới có thể bỏ tiền để đi được, còn những doanh nghiệp nhỏ thì việc bỏ ra vài trăm triệu để thuê gian hàng ở nước ngoài quảng bá sản phẩm là một bài toán phải tính rất kỹ, chưa kể, nguồn lực ngân sách cho xúc tiến thương mại cũng còn rất thấp.

Ngoài ra, tính liên kết giữa các cơ quan xúc tiến thương mại trung ương và địa phương vẫn còn lỏng lẻo. Vì thế có nhiều hoạt động còn manh mún, chồng chéo, chưa kết hợp được nguồn lực của nhau để có hoạt động chung.

Cũng theo đại diện Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, khi đưa các doanh nghiệp đi xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, nhiều nhà nhập khẩu đánh giá rất cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên khi họ hỏi đến số lượng cung ứng thì chúng ta lại không đáp ứng được về mặt số lượng. Vì vậy, phải có những biện pháp quyết liệt trong liên kết sản xuất. Bởi khi có được liên kết sản xuất chặt chẽ thì mới có được lượng hàng lớn để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô liên kết vùng, liên kết liên vùng và liên kết quốc tế.

Còn theo ông Đinh Lâm Sáng, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Kạn, muốn tận dụng được tối đa lợi thế liên kết vùng các cơ sở sản xuất ở các địa phương phải có sự liên kết trong hành động. Từ việc xây dựng được mạng lưới liên kết và thiết lập, duy trì các mối quan hệ đối tác; đến việc tăng cường hợp tác và chia sẻ nguồn lực hợp tác với các cơ sở sản xuất khu vực.

Đồng thời, theo ông Đinh Lâm Sáng, cần phải nắm bắt được các chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ, của các cơ quan liên quan để tiếp cận thị trường; xây dựng và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả...

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Hương Vân, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Hương Vân Trà cũng cho rằng, nếu không liên kết, không dùng đúng phương thức “bó đũa” thì không bao giờ đi xa được. “Một sân chơi thương mại rất cần cơ sở vật chất tốt, bởi vì khi tập hợp được tất cả những sản phẩm, thì cần những trung tâm thương mại quy mô lớn để đưa các sản phẩm của các tỉnh khác liên kết với nhau”, bà Nguyễn Thị Hương Vân bày tỏ.

Đại diện Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu cho biết, trong năm tới, Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới, đó là mô hình tổ chức các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài theo quy mô vùng (Winning with Việt Nam).

Vì vậy, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch để các địa phương cùng tổ chức đoàn giao thương nước ngoài có quy mô hơn, mang nhiều sản phẩm giá trị hơn đến với thị trường nước ngoài, tạo nên hiệu ứng truyền thông cao hơn cho các doanh nghiệp. “Đó sẽ là một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xúc tiến thương mại liên kết vùng mà Bộ Công Thương sẽ thực hiện trong năm 2025”, bà Nguyễn Thị Thu Thủy cho biết.