88Point

Hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn NhấtThị trường tiềm năngTheo thông t kết quả bóng đá c1 châu á

【kết quả bóng đá c1 châu á】Không nên để “miếng bánh” vận chuyển hàng hóa hàng không cứ mãi thuộc về doanh nghiệp nước ngoài

Không nên để “miếng bánh” vận chuyển hàng hóa hàng không cứ mãi thuộc về doanh nghiệp nước ngoài
Hàng hóa nhập khẩu qua đường hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

Thị trường tiềm năng

Theo thông tin từ Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, năm 2019, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đạt kim ngạch 11,790 tỷ USD (lấy số tròn). Năm 2020, tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu này đạt 10,371 tỷ USD, giảm 12,04% so với năm 2019. 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch XNK qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ước đạt 7,729 tỷ USD (tính đến 15/5/2021 đạt 5,480 tỷ USD, tăng 56,24% so với cùng kỳ năm 2020).

Còn theo Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, 6 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch XNK hàng hóa qua cửa khẩu này đạt 11,5 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, mới chỉ tính hai cửa khẩu sân bay quốc tế lớn của nước ta đã cho thấy thị trường logistics vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam là khá lớn và đầy tiềm năng.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu thị trường vận tải hàng hóa qua đường hàng không ở Việt Nam của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG), cũng như một số chuyên gia kinh tế, hiện có hơn 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không ở Việt Nam do các hãng hàng không nước ngoài vận chuyển. Trong khi đó, các hãng bay trong nước chủ yếu là vận chuyển hành khách, hiện tại chưa khai thác được nhiều, để lãng phí tiềm năng. Nhiều năm nay, “miếng bánh” béo bở này đang do các doanh nghiệp, hãng hàng không nước ngoài chiếm lĩnh.

Cần có hãng hàng không chuyên biệt vận tải

Vừa qua, Công ty cổ phần IPP Air Cargo- thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương đã đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư và một số bộ, ngành liên quan xem xét chấp thuận chủ trương thành lập Hãng hàng không IPP Air Cargo vận tải hàng hóa.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch thành viên Tập đoàn Liên Thái Bình Dương cho biết, Hãng hàng không IPP Air Cargo có tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD, trong đó 30% là vốn chủ sở hữu và 70% còn lại là vốn huy động.

Theo kế hoạch của công ty, trong năm đầu tiên đi vào hoạt động, Hãng hàng không IPP Air Cargo sẽ khai thác 5 máy bay chở hàng; năm thứ hai sẽ tăng lên 7 chiếc và năm thứ 3 hoạt động sẽ tăng lên 10 chiếc.

Trong đó, IPP Air Cargo lên kế hoạch vận chuyển khoảng 115.000 tấn hàng hóa, đạt doanh thu 71 triệu USD vào năm đầu tiên, dự kiến bắt đầu có lãi từ năm thứ 4 kể từ khi khai thác chuyến bay đầu tiên.

Với việc thành lập một hãng hàng không chuyên biệt vận tải hàng không, thì đây thật sự là tín hiệu vui để ngành logistics Việt Nam từng bước giành lại thị phần vận tải hàng không trong nước lâu nay đang thuộc về các hãng hàng không nước ngoài nắm giữ, chi phối.

“Tôi thực sự quyết tâm khi thấy cước tàu biển tăng phi mã, có chặng tăng gấp 5 lần (theo dữ liệu của Drewry Shipping) tại thời điểm đỉnh dịch. Còn đường hàng không, chúng tôi đã phải trả cước vận chuyển tăng gấp 3 lần cho hàng hóa đi từ châu Âu về Việt Nam.

Nhu cầu vận tải càng cao, thì giá cước ngày càng tăng, trong khi 88% thị phần vận tải hàng hoá bằng đường hàng không lại do các hãng bay nước ngoài nắm giữ. Các hãng vận chuyển nước ngoài đang khống chế giá vì gần như họ một mình một chợ, không có ai cạnh tranh. Nếu tôi không làm, nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không vẫn sẽ bị tắc nghẽn, giá cả bất ổn làm các doanh nghiệp XNK trong nước gặp nhiều khó khăn”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Không nên để “miếng bánh” vận chuyển hàng hóa hàng không cứ mãi thuộc về doanh nghiệp nước ngoài
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn tâm huyết thành lập hãng bay chuyên biệt chở hàng hóa. Ảnh: IPPG

Theo ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Công ty cổ phần IPP Air Cargo khai thác dịch vụ vận chuyển hàng hóa không nằm trong danh mục các dự án cần phải phê duyệt chủ trương đầu tư của các cấp có thẩm quyền nhưng cần được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không.

Căn cứ vào nghiên cứu thị trường, chuẩn bị trong nhiều năm và thực lực, công ty đã đề xuất và mong muốn cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vào quý III/2021, lấy chứng chỉ nhà khai thác vào quý IV/2021 và thực hiện chuyến bay thương mại vào quý II/2022. Tổng hành dinh điều hành của IPP Air Cargo sẽ đặt tại TP Đà Nẵng.

IPPG cũng đang có kế hoạch xây 5 kho logistics tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ và thêm Long Thành khi sân bay này hoạt động để đưa hàng từ nước ngoài về tập kết tại các kho này. Sau đó, IPP Air Cargo sẽ dùng máy bay chở hàng đến các sân bay nội địa.

Ngoài ra, ông Johnathan Hạnh Nguyễn cho biết, IPPG cũng đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp nhận phần mềm quản lý xuất, nhập khẩu hàng hoá thương mại điện tử, nâng cấp phần mềm nối mạng kinh doanh miễn thuế do Công ty Bellazio Logistics của IPPG tài trợ. Hiện nay, các hãng bay chở hàng phải đem từng kiện ra khai báo. Nhưng sắp tới với hệ thống mới này, sau khi máy bay đáp xuống, hệ thống sẽ giúp hàng hoá nhanh chóng qua cửa kiểm tra, giúp quy trình khai báo nhanh gọn cho Hải quan và doanh nghiệp, chống thất thu thuế.

Đà Nẵng kiến nghị thành lập, Bộ GTVT chưa “mặn mà”

Theo IPPG, ngày 14/5/2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã có công văn đề xuất Thủ tướng việc "thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi, dự kiến năm 2022". Ngày 17/7/2020, Thủ tướng đã có ý kiến đồng ý về nguyên tắc kiến nghị trên.

Tuy nhiên, ngày 13/7/2021, trên cơ sở tham mưu của Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT đã có văn bản số 6782/BGTVT-VT báo cáo Thủ tướng, trong đó kiến nghị chưa cho phép thành lập hãng hàng không mới trong giai đoạn hiện nay.

Lý do, theo Bộ GTVT, theo quy định tại Nghị định số 89/2019/NĐ-CP của Chính phủ, thì Thủ tướng có thẩm quyền xem xét, cho phép (hoặc không cho phép) Bộ GTVT cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho người đề nghị cấp Giấy phép. Đồng thời căn cứ ý kiến của Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc với kiến nghị của Bộ GTVT việc "thành lập hãng hàng không mới sẽ được xem xét sau thời điểm thị trường hàng không phục hồi, dự kiến năm 2022".

Hơn nữa, Các hãng hàng không Việt Nam đều đang thực hiện các chuyến bay chuyên chở hàng hóa, bao gồm cả việc chở hàng trên khoang hành khách nhằm tăng thêm năng lực vận chuyển hàng hóa, có thêm nguồn thu để bù đắp thiệt hại do dịch Covid-19.

Vì thế, việc chưa xem xét thành lập thêm hãng hàng không chuyên chở hàng hóa cũng là một trong các biện pháp hạn chế tối đa khả năng mất cân đối cung - cầu của thị trường, gây ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành hàng không Việt Nam do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Một số chuyên gia cho rằng, Bộ GTVT trả lời Công ty Cổ phần IPP Air Cargo là đợi thị trường hàng không phục hồi, dự kiến sau năm 2022 mới xem xét thành lập hãng hàng không mới là không hợp lý. Bởi lẽ, đây là hãng hàng không chuyên vận chuyển hàng hóa, nếu được bay sớm vào lúc cả thị trường thế giới đang hồi phục nhanh, nhu cầu lớn, cơ hội thành công không chỉ của doanh nghiệp mà còn chính là cơ hội của nền kinh tế đất nước.

Một diễn biến khác, ngày 14/7/2021, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh ký văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải nêu ý kiến địa phương về việc thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo của Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương.

Theo UBND TP Đà Nẵng, năm 2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/1/2019 về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định 5 lĩnh vực mũi nhọn của thành phố để phát triển kinh tế. Cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics là một trong lĩnh vực trọng tâm.

Mới đây, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 cũng xác định, dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.

Do đó, UBND TP Đà Nẵng cho rằng việc Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương đề xuất thành lập Hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo và Trung tâm điều hành hoạt động bay của IPP Air Cargo tại TP Đà Nẵng rất phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, là cơ hội lớn để TP Đà Nẵng thực hiện thắng lợi Nghị quyết 43-NQ/TW của Bộ Chính trị và là thời cơ mang lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế thành phố trong tương lai.

UBND TP Đà Nẵng đề nghị Bộ GTVT ủng hộ và sớm có ý kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương thành lập hãng hàng không chuyên biệt vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo tại TP Đà Nẵng.

Được biết, ngày 15/7/2021, Bộ GTVT tiếp tục có cuộc họp với Cục Hàng không Việt Nam, các Hãng hàng không trong nước và Công ty cổ phần IPP Air Cargo để xem xét thành lập Hãng hàng không chuyên chở hàng hóa mới. Theo đại diện của Công ty cổ phần IPP Air Cargo, cuộc họp này mới ghi nhận ý kiến của các đơn vị, các Hãng hàng không, mà chưa có kết luận gì.

Tôi đã trong ngành hàng không 36 năm rồi, nên biết ưu, khuyết điểm của thị trường. Từ năm 1985, tôi đã hợp tác với FedEx, DHL, UPS và Philippines Airlines đưa hàng hoá quà biếu của kiều bào và hàng viện trợ nhân đạo từ khắp thế giới về Manila (Philippines). Sau đó, tôi tiếp tục thuê máy bay chở về Việt Nam và tổ chức phân phối qua các trạm phát hàng cho người dân.

Tôi cũng từng giữ vai trò Tổng đại diện của Philippines Airlines tại Đông Dương, quản lý các chuyến bay hành khách, hàng hóa hay làm thanh tra tài chính của Boeing Subcontractors. Vậy nên, tôi hiểu rất rõ chi phí của việc vận hành một máy bay, cũng như các chi phí liên quan là như thế nào.”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap