Cân bằng,ộinghịBộtrưởngTàichínhAPECTăngcườngđốithoạichínhsákết quả bóng đá giải hạng nhất quốc gia toàn diện và bền vững
Tại Hội nghị lần này, các Bộ trưởng đã thảo luận trọng tâm về tình hình nền kinh tế thế giới hiện nay.
Chia sẻ về tình hình chung của nền kinh tế thế giới đang có nhiều biến động khó lường, các Bộ trưởng nhận định: Mức độ biến động của các dòng vốn ra và vào trên các thị trường tài chính thế giới đã tăng cao; giá hàng hóa vẫn tiếp tục suy giảm sau một giai đoạn rất ngắn tăng giá; đồng tiền phá giá ở một loạt các nền kinh tế và điều chỉnh tăng trưởng ở Trung Quốc.
Những biến động trên đã gia tăng rủi ro suy giảm tăng trưởng của kinh tế thế giới, đặc biệt ở khối các nền kinh tế mới nổi. Với vai trò là động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế APEC đã cam kết đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính khu vực.
Về tăng trưởng kinh tế chung của khu vực, các Bộ trưởng Tài chính APEC đã chia sẻ quan điểm về tình hình phát triển tài chính và kinh tế hiện nay mà sẽ là nhân tố tạo nên sự thịnh vượng của APEC trong tương lai.
Các Bộ trưởng cũng đã khẳng định đóng góp to lớn của khu vực APEC đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh bất ổn và biến động của thị trường tài chính, tăng trưởng khu vực đạt ở mức khiêm tốn, không đồng đều giữa các nước và rủi ro suy giảm tăng trưởng vẫn hiện hữu.
Biến động trên thị trường tài chính và nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng vẫn là những thách thức chủ yếu. Thông qua xây dựng cơ chế đồng thuận, Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của các nước thành viên APEC trong việc vạch ra những phương thức, chính sách nhằm đạt được sự tăng trưởng cân bằng, toàn diện và bền vững hơn ở khu vực.
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cũng đã cam kết cùng nhau duy trì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định tài chính trong khu vực.
Xác định ưu tiên hợp tác trung, dài hạn
Hội nghị đã thông qua Chương trình hành động Cebu. Điều này thể hiện nỗ lực, quyết tâm chung của các Bộ trưởng trên cơ sở đề xuất của Philippines trong việc xác định những nội dung ưu tiên hợp tác trong tương lai trung và dài hạn.
Kế hoạch hành động Cebu hướng tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng APEC minh bạch hơn, bền vững hơn và liên kết tốt hơn về mặt tài chính. Kế hoạch hành động này sẽ hướng các nền kinh tế APEC tới sự hài hoà và phối hợp trong chính sách, quy định và triển khai thực hiện để khuyến khích sự tăng trưởng cân bằng, bền vững và toàn diện của toàn khu vực.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện Bộ Tài chính Việt Nam, Thứ trưởng Trương Chí Trung nhấn mạnh quan điểm sự đồng thuận và ủng hộ từ các nước thành viên APEC sẽ là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc triển khai Chương trình hành động Cebu.
Với tư cách là một thành viên APEC tích cực và có trách nhiệm, trên cơ sở ủng hộ của các thành viên APEC khác, Việt Nam sẽ chủ động tiếp nối các định hướng này trong qua trình chuẩn bị để đảm nhận vai trò chủ tọa APEC 2017.
Một điểm khác biệt của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC năm nay là việc các Bộ trưởng cho phép khu vực tư nhân tham dự sâu sắc và tích cực hơn với sự tham dự của các Giám đốc điều hành (CEOs) là thành viên của Hội đồng Kinh doanh APEC (ABAC).
Sự tham gia của khu vực tư nhân vào kênh hợp tác APEC chủ yếu để các doanh nghiệp trong khu vực có điều kiện trình bày quan điểm, nguyện vọng của mình lên các Bộ trưởng Tài chính và trên cơ sở đó, đệ trình lên nhà lãnh đạo APEC.
Việt Nam - thành viên tích cực
Đoàn Việt Nam đã có sự chuẩn bị kỹ càng nội dung tham gia lần này trên tinh thần là thành viên tích cực, vừa có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển chung của cả khu vực APEC, vừa là nước chủ tịch APEC 2017. Những ý kiến đóng góp của Việt Nam đã được các Bộ trưởng Tài chính APEC đánh giá cao.
Ngoài ra, đoàn đã có các cuộc tiếp xúc song phương với các đối tác như Úc, Philippines và Peru bên lề hội nghị. Nội dung trọng tâm chủ yếu trao đổi về chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm trong công tác tổ chức Hội nghị để chuẩn bị cho tiến trình APEC sắp tới, đồng thời, đặt thiết lập mối quan hệ hợp tác cho việc cùng nhau nghiên cứu và tiếp nối các chủ đề và các sáng kiến hợp tác của Việt Nam.
Bên cạnh việc gặp gỡ song phương với các nền kinh tế thành viên, đoàn còn gặp song phương Ngân hàng Thế giới, thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng thế giới, các vấn đề hỗ trợ kỹ thuật giữa hai bên đã và sẽ được triển khai.
Các cuộc thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC và các hội nghị bên lề đã diễn ra cởi mở và sâu sắc, tăng cường mối quan hệ hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nền kinh tế thành viên, đóng góp tích cực vào sự thành công của Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC và thúc đẩy sự phát triển hài hòa trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần sau sẽ diễn ra tại Peru vào năm 2016.