【kqbd thuy sy】Nâng tầm cơ sở

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã,ầmcơsởkqbd thuy sy phường, thị trấn”, được xem như nền tảng quan trọng giúp cơ sở nâng tầm phát triển.

 

Cán bộ giỏi - Người dân được nhờ !

 

Ông Nguyễn Hồng Đức, Bí thư Đảng ủy xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, là cán bộ tiêu biểu của huyện Phụng Hiệp về việc học tập nâng cao trình độ. Khi làm việc tại xã Long Thạnh, với chức danh Chánh Văn phòng Đảng ủy, UBND xã Long Thạnh, ông Đức chỉ mới tốt nghiệp THPT. “Hơn chục năm trước, tiêu chuẩn cán bộ làm việc tại xã đâu có cao như bây giờ, nhưng lúc đó tôi nghĩ phải đi học nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai”- ông Đức chia sẻ.

 

Đến nay, sau nhiều năm tập trung nâng cao trình độ, ông Đức đã có “trong tay” bằng cử nhân xây dựng đảng - chính quyền, cao cấp lý luận chính trị và bằng B Anh văn, A tin học.

 

Ảnh: H.NGUYÊN

 

Không chỉ riêng ông Đức, với phương châm nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo cơ sở, 74 bí thư đảng ủy cơ sở hiện nay đa số đều có trình độ đại học chuyên môn và cao cấp lý luận chính trị. Ông Đức bảo rằng, phương châm “Học, học nữa, học mãi” được ông và nhiều cán bộ của xã Long Thạnh ghi nhớ nằm lòng. Biên chế của Đảng ủy, UBND xã Long Thạnh là 23 người, trong đó có 6 người đã tốt nghiệp đại học và 16 người đang sắp hoàn thành chương trình đại học, hệ vừa học vừa làm. Số cán bộ còn lại đều đạt chuẩn về trung cấp chuyên môn và lý luận chính trị.

 

“Ở xã Long Thạnh, cán bộ lãnh đạo thường làm gương cho những cán bộ trẻ về việc học tập suốt đời. Tôi cũng vừa tốt nghiệp đại học luật. Học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ dân tốt hơn”- ông Lê Hoàng Mến, Chủ tịch UBND xã Long Thạnh, nói.

 

Ông Lâm Mười Út, ở ấp Long Hòa A2 - một người cao tuổi uy tín của xã, nói: “Tôi thấy công tác chỉ đạo điều hành và tinh thần dân chủ của xã ngày một nâng cao. Ở ấp cần gì, dân bức xúc gì, được chính quyền giải quyết sớm lắm, không để tồn đọng. Như mới đây, thấy lộ làng có nhiều chỗ “ổ trâu”, “ổ gà”, tôi có kiến nghị yêu cầu chính quyền sớm khắc phục. Vậy là khắc phục ngay, lộ thông đường thoáng. Tuy chỉ việc nhỏ thôi nhưng đã thấy được trách nhiệm và sự quan tâm của chính quyền với dân”.

 

Là dân cố cựu của xã, ông Út còn kể câu chuyện về xóm nghèo rạch Xẻo Môn. “Rạch Xẻo Môn là địa phận của nhiều ấp trong xã Long Thạnh… dân nghèo dữ lắm. Hồi đó, đi hết ấp giỏi lắm có 2, 3 cái nhà tường thôi, còn lại là nhà tranh vách lá xập xệ. 10 hộ thì có đâu 7 đến 8 hộ nghèo rồi. Vậy mà 5, 6 năm trở lại đây thay đổi nhiều lắm. Nhà tường kiên cố chiếm gần 70% số nhà ở ấp, nhiều cái kiểu cọ biệt thự, hầu như không còn nhà tre lá tạm bợ” ông Út kể lại.

 

Với người dân Long Thạnh, đó là minh chứng rõ nét nhất về sự thay đổi ở xã Long Thạnh, khi cán bộ có trình độ, dân sẽ được “thơm lây”.

 

Bước tiến trong công tác đào tạo cán bộ

 

Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Minh Chắc đánh giá, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, đã đem lại những kết quả tích cực. Điển hình nhất là nội dung, phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng được đổi mới. Công tác điều hành và thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở có chuyển biến rõ nét và nhất là năng lực, trình độ cán bộ được nâng lên, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

 

74 xã, phường, thị trấn trong tỉnh có gần 1.500 cán bộ, công chức (CBCC). Hơn 8 năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức luôn là nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy các cấp đề ra trong nghị quyết hàng năm. Theo đó, đã đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho gần 1.100 cán bộ, công chức (đại học 388; cao đẳng 19; trung cấp 642 và sơ cấp 48), con số cán bộ được đào tạo tăng hơn năm 2004 gần 40%. Còn về lý luận chính trị, đã đào tạo cho 1.123 cán bộ, công chức (cao cấp 57, trung cấp 720, sơ cấp 346). Đến nay, còn hơn 700 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, chiếm khoảng 25% số cán bộ, công chức.

 

Đảng ủy, UBND xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, trong một đợt tiếp dân.

 

Huyện Phụng Hiệp được xem là địa phương thực hiện khá tốt công tác đào tạo cán bộ.

 

Ông Nguyễn Văn Diệp, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Phụng Hiệp, cho biết: “Năm 2005, sau khi chia tách, huyện Phụng Hiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, cái khó lớn nhất là nguồn nhân lực hạn chế, trình độ năng lực của một bộ phận CBCC hẫng hụt, thiếu đồng bộ; có trên 50% chưa đạt chuẩn về chính trị và chuyên môn”.

 

Đến nay, trong số 297 cán bộ, công chức của 15 xã, thị trấn của huyện, số CBCC đạt trình độ trung cấp, cao cấp chiếm trên 56%, sơ cấp chiếm gần 20%. Còn số CBCC đạt trình độ chuyên môn từ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm gần 80%.

 

“Kết quả này chưa phải quá ấn tượng, nhưng đây là những con số chứng minh cụ thể và rõ ràng nhất về sự quan tâm đào tạo CBCC đạt chuẩn của Huyện ủy, UBND huyện Phụng Hiệp”- ông Diệp nói.

 

Bí thư Đảng ủy xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A Trần Quốc Trung cho rằng: “Cơ sở là nơi trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề. Do đó, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cũng đồng nghĩa với việc những vụ việc phức tạp sẽ được tìm hiểu và giải quyết ngay từ cơ sở”.

 

Năm 2011, 74 xã, phường, thị trấn trong tỉnh, có 31 đơn vị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 34 đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ và 9 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ. Điều này phần nào cho thấy hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền ngày càng được nâng cao.

 

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Minh Chắc:

Vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục

 

 

Qua thời gian thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”, cấp cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu, nhất là việc cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng vào tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị. Giải quyết những vấn đề phát sinh còn lúng túng, tính chủ động của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn yếu, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên… Đó là những điểm cần khắc phục để hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đạt được chất lượng toàn diện hơn.