【kết quả giao hữu clb hôm nay】Chung tay kéo giảm ca mắc, tử vong do sốt xuất huyết
Phân tuyến để giảm tỷ lệ bệnh nhân SXH tử vong
Hiện nay,éogiảmcamắctửvongdosốtxuấthuyếkết quả giao hữu clb hôm nay dịch bệnh SXH đang có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, như: TP.Thủ Dầu Một, TP.Dĩ An, TP.Thuận An, TX.Tân Uyên... Tính đến trung tuần tháng 7-2022, toàn tỉnh ghi nhận 7.868 ca mắc bệnh SXH, trong đó có 10 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số ca mắc SXH tăng 47,6%, tử vong tăng 9 trường hợp. Dự báo, số ca bệnh trong thời gian tới tiếp tục gia tăng, cùng với đó số nhập viện, số ca nặng cũng tăng lên.
Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, bệnh SXH được chia làm 3 mức độ. Mức 1 phần lớn các trường hợp mắc bệnh được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm sốc xảy ra, xử trí kịp thời. Mức 2 là mức có dấu hiệu cảnh báo, người bệnh được cho nhập viện điều trị. Mức 3, người bệnh SXH nặng, phải nhập viện điều trị cấp cứu. Mức này bao gồm sốc SXH, sốc SXH nặng, xuất huyết nặng và suy tạng nặng. “Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính tương đối. Trong quá trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng. Khi thăm khám, các y, bác sĩ cần phân tích qua độ lâm sàng để tiên lượng bệnh và có kế hoạch xử trí thích hợp”, bác sĩ Huỳnh Minh Chín nói .
Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Dương (Bệnh viện Vạn Phúc 1), TP.Thủ Dầu Một điều trị bệnh nhân bệnh SXH
Để chủ động trong công tác điều trị, giảm tỷ lệ tử vong SXH tới mức thấp nhất, bác sĩ Huỳnh Minh Chín cũng cho biết Sở Y tế đã phân tuyến điều trị. Theo đó, các trạm y tế xã, phường, thị trấn, phòng khám đa khoa khu vực, tư nhân, chuyên khoa nội, nhi, bệnh viện đa khoa tư nhân quản lý bệnh nhân ở mức độ 1. Trung tâm Y tế huyện, thị, thành phố, Bệnh viện Quân y Quân đoàn 4, Bệnh viện Đa khoa Cao su Dầu Tiếng và các bệnh viện đa khoa tư nhân quản lý bệnh nhân ở mức 1, 2, 3. Bệnh nhân nặng ở mức độ 3 cần điều trị chống sốc ban đầu, hội chẩn chuyển tuyến trên. Riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh quản lý, điều trị bệnh nhân ở mức 1, 2, 3 và tiếp nhận các trường hợp bệnh SXH nặng, sốc SXH do các cơ sở y tế tuyến dưới chuyển đến.
Bệnh viện tuyến cuối phụ trách, hỗ trợ Bình Dương, gồm: Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tập trung nguồn lực để thu dung, điều trị những trường hợp bệnh SXH nặng. Các đơn vị hạn chế chuyển người bệnh vượt tuyến, trừ trường hợp vượt quá khả năng điều trị; khi vượt quá khả năng cho phép cần chuyển người bệnh lên tuyến trên phải thông báo trước cho đơn vị tiếp nhận để chuẩn bị và ghi chép đầy đủ các thông tin về diễn biến lâm sàng, kết quả xét nghiệm, các phương pháp điều trị và thuốc đã sử dụng. Các đơn vị cần thực hiện chế độ tham vấn của tuyến trên, hội chẩn liên khoa, liên viện để giải quyết các trường hợp khó, các trường hợp chuyển viện.
Ra quân tổng vệ sinh môi trường
Để kéo giảm tỷ lệ ca mắc bệnh SXH, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường ở các khu phố, ấp. Ngành y tế tỉnh yêu cầu các địa phương hàng tuần báo cáo kết quả ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân đối với việc phòng, chống bệnh SXH. Tại TP.Dĩ An, 7/7 phường đã đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường. Các hoạt động triển khai bao gồm đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống bệnh SXH trên địa bàn; treo băng rôn, khẩu hiệu phòng, chống bệnh; vận động người dân thực hiện hiệu quả các biện pháp diệt lăng quăng, như: Thả cá diệt lăng quăng, lật úp các dụng cụ chứa nước không dùng đến; thay nước bình hoa; loại bỏ các vật liệu phế thải (chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh chum vại vỡ, lốp, vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…), không cho muỗi đẻ trứng; phát tờ rơi khuyến cáo phòng, chống bệnh SXH; tăng cường phát thanh tuyên truyền về phòng, chống bệnh trên hệ thống loa phát thanh phường.
Tính từ đầu năm đến nay, TP.Thủ Dầu Một đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc bệnh SXH, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Trước nguy cơ dịch bệnh SXH diễn tiến phức tạp, thành phố đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng, chống bệnh SXH. Vừa qua, 8 khu phố của phường Phú Mỹ đã đồng loạt ra quân tuyên truyền tổng vệ sinh môi trường diệt lăng quăng, phòng chống bệnh SXH. Trong đợt ra quân này, phường Phú Mỹ đã huy động hơn 1.000 cán bộ khu phố, đoàn viên, hội viên và nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường. Các cán bộ khu phố và người dân đã tiến hành vệ sinh, phát quang, dọn dẹp tất cả các tuyến đường, kênh mương, các khu trung tâm trên địa bàn toàn phường. Làm đến đâu cấp ủy, chính quyền phường Phú Mỹ đã vận động nhân dân xử lý rác thải đến đó bằng hình thức thu gom, quét dọn, tiêu hủy. Ông Phạm Văn Nồng, Bí thư Đảng ủy phường Phú Mỹ cho biết: “Thông qua hoạt động thiết thực này, cấp ủy, chính quyền phường Phú Mỹ đã tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của mỗi người dân trong việc chung tay giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường, phòng chống bệnh SXH”.
Phòng, chống bệnh SXH hiện nay không chỉ là nhiệm vụ của các ngành, chính quyền đoàn thể mà cần có sự chung tay và ý thức của người dân. Ông Nguyễn Văn Tư, ở khu phố Chánh Lộc, phường Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một cho biết: “Nơi tôi sống có nhiều ca mắc bệnh SXH, muỗi cũng rất nhiều do có nhiều nước đọng, cỏ mọc cao. Một số người dân sinh sống tại đây ý thức bảo vệ môi trường còn kém, không sử dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH”.