Trao cần câu hay con cá?ệđỡgiảmnghegraveotrongđồngbagraveodacircntộcthiểusốkết quả giải bóng đá hạng nhất quốc gia
Sau khi chồng qua đời vì bệnh hiểm nghèo, tài sản lớn nhất của gia đình là hơn 1 ha điều cũng phải bán để trang trải nợ nần, cuộc sống hộ bà Điểu Thị Vân ở xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng càng khó khăn.
Khảo sát nhu cầu, bà Vân được chính quyền xã hỗ trợ tặng quà, nhu yếu phẩm vào dịp lễ, tết, mùa giáp hạt; trao tặng 4 con bò sinh sản từ các chương trình khác nhau để thoát nghèo. Hiện nay, gia đình bà không còn là hộ nghèo. Đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt đã tiếp thêm niềm tin, động lực để gia đình bà vươn lên. Bà Vân chia sẻ: Khi tôi nghèo khó, Nhà nước, chính quyền xã đã quan tâm động viên, hỗ trợ con giống, tặng quà. Giờ cái ăn đã đủ, đàn bò được hỗ trợ cũng sinh thêm 2 con. Đó là tài sản lớn để gia đình nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Đại diện Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bù Gia Mập và UBND xã Đắk Ơ thăm hộ anh Điểu Múp ở thôn 3 được hỗ trợ bò sinh sản để phát triển kinh tế gia đình
Ở huyện biên giới có hơn 36% số dân là đồng bào DTTS như Bù Gia Mập, việc trao “cần câu” hay “con cá” luôn được lãnh đạo huyện, ban, ngành liên quan và các xã quan tâm, tìm giải pháp. Ông Hoàng Cử, Bí thư Đảng ủy xã Bù Gia Mập cho biết: Là xã biên giới có 17 thành phần dân tộc với hơn 73% số dân là đồng bào DTTS, những năm qua, chúng tôi đã huy động tổng hợp các nguồn lực để tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững. Trong các nghị quyết liên quan tới công tác giảm nghèo bền vững nói chung, vùng đồng bào DTTS nói riêng, chúng tôi thực hiện linh hoạt cả việc “cho con cá” và “trao cần câu”. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hiệu quả việc “trao cần câu” khi hỗ trợ con giống, nông cụ sản xuất hay mô hình kinh tế để phát huy tinh thần chủ động vươn lên trong đồng bào DTTS.
Trong bài phát biểu tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặt câu hỏi và phân tích việc “trao cần câu hay cho con cá” trong quan điểm xóa đói giảm nghèo. Thủ tướng Chính phủ cho rằng, cần nhận thức, hành động rõ việc xóa đói giảm nghèo, phải làm đồng thời cả hai, tức là vừa cho con cá, đồng thời cả trao cần câu. Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần giúp đỡ vật chất để người nghèo giải quyết được cuộc sống trước mắt. Nhưng ở tầm nhìn xa, chúng ta cần tạo cơ chế, chính sách phù hợp, hiệu quả được ví như “cần câu” lâu dài để người nghèo thoát nghèo bền vững”. |
Ông Tạ Hồng Quảng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết: Năm 2022, tỉnh giao huyện Bù Gia Mập giảm 501 hộ nghèo, tương đương 2,41%, trong đó 286 hộ DTTS thuộc chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của tỉnh. Trong hành trình giảm hộ nghèo DTTS, huyện đã khảo sát, cân nhắc hỗ trợ 1.165 hộ có nhu cầu phát triển sản xuất, chăn nuôi. Kết quả cuối năm, toàn huyện đã giảm được 508 hộ nghèo, trong đó 370 hộ DTTS. Hiện toàn huyện còn 834 hộ nghèo với 571 hộ DTTS. Mục tiêu năm 2023, toàn huyện giảm 517 hộ nghèo, trong đó 316 hộ DTTS.
Giảm 1.000 hộ nghèo DTTS theo chương trình đặc thù
Sức khỏe không tốt, anh Điểu Linh ở thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập không có khả năng trở thành lao động chính. Thu nhập gia đình vì vậy cũng hạn chế. Không việc làm ổn định, 3 con nhỏ đang tuổi ăn học nên việc xây một căn nhà kiên cố là ngoài khả năng của gia đình anh Linh.
Được hỗ trợ nông cụ sản xuất, hộ nghèo dân tộc thiểu số ở xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập đang nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế gia đình
Xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo là giải pháp thường xuyên trong Chương trình đặc thù giảm 1.000 hộ nghèo dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Hộ anh Điểu Linh, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập được hỗ trợ xây dựng nhà ở
Được hỗ trợ nguồn vốn, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chủ động xây dựng mô hình kinh tế để nâng cao thu nhập cho gia đình. Trong ảnh: Ông Hoàng Minh Tâm, hộ đồng bào Tày ở ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú tăng thu nhập gia đình từ mô hình nuôi nhím
Khảo sát nhu cầu, chính quyền xã Đắk Ơ đã vận động xây tặng gia đình anh Linh căn nhà đại đoàn kết trị giá 80 triệu đồng và hỗ trợ học nghề cạo mủ cao su. Hiện nay, vợ chồng anh Linh nhận khoán cạo vườn cây cao su với thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Căn nhà đại đoàn kết cũng đang trong quá trình hoàn thiện. Đó là niềm vui, là động lực cổ vũ gia đình anh Linh vươn lên trong thời gian tới. Anh Linh chia sẻ: Được xã hỗ trợ xây tặng nhà đại đoàn kết, đào tạo nghề để thoát nghèo, chúng tôi rất mừng. Tôi sẽ cố gắng lao động, làm thêm để cuộc sống ổn định, có điều kiện cho các con đi học đầy đủ để sau này có cuộc sống tốt hơn.
Giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS là chương trình đặc thù của tỉnh, triển khai từ năm 2019. Chương trình tạo sức lan tỏa sâu rộng, giảm nghèo thực chất, bền vững trong vùng đồng bào DTTS. Từ năm 2019-2022, chương trình đã giảm được 5.198 hộ nghèo DTTS. Năm 2023, toàn tỉnh phấn đấu giảm 1.005 hộ nghèo đồng bào DTTS. Thực hiện Kết luận số 217-KL/TU của Thường trực Tỉnh ủy, bắt đầu từ năm 2023, chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào DTTS sẽ được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022-2025. Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Phước LÝ TRỌNG NHÂN |
Anh Điểu Múp cùng ở thôn 3, xã Đắk Ơ cũng khẳng định: Nhờ Đảng, Nhà nước xây nhà ở, trao tặng con giống, nông cụ sản xuất mà gia đình tôi đã ổn định, thoát nghèo. Hiện cặp bò được hỗ trợ phát triển, sinh trưởng tốt. Tôi còn nhận nuôi rẽ (nhận bò người khác để nuôi, sau khi bò mẹ đẻ, người nuôi sẽ được nhận 1 con) để tăng đàn và thêm thu nhập cho gia đình.
Theo kết quả rà soát chuẩn nghèo đa chiều, đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh còn 4.872 hộ nghèo, chiếm 1,76% tổng số hộ dân toàn tỉnh. Trong đó, hộ nghèo DTTS là 2.830 hộ, chiếm 58,09% tổng số hộ nghèo của tỉnh. Năm 2022, với kinh phí 56,5 tỷ đồng, chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS đã hỗ trợ 3.433 nhu cầu cho 1.166 hộ nghèo DTTS về đất ở, xây, sửa nhà, nước sinh hoạt, vay vốn ưu đãi và hỗ trợ nhu cầu tạo việc làm... đạt 96,8%.
Bước đệm giúp đồng bào vươn lên
Theo ông Lý Trọng Nhân, Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1 (2022-2025) trên địa bàn tỉnh đã và đang triển khai thực hiện. Theo khảo sát nhu cầu, giai đoạn 1 của chương trình sẽ giải quyết đất ở cho 906 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 2.628 hộ; hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, sinh kế, giải quyết việc làm cho 5.017 hộ; giải quyết nước sinh hoạt phân tán cho 3.500 hộ; đầu tư xây dựng 10 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung ở xã chưa có công trình nước sinh hoạt tập trung; hỗ trợ kéo điện sinh hoạt cho 960 hộ; xây nhà vệ sinh cho 768 hộ.
Đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ tạo thuận lợi trong giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trao “con cá” cũng là cách linh hoạt trong giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong ảnh: Lãnh đạo huyện Đồng Phú trao quà tết tặng người nghèo trên địa bàn
Hỗ trợ vật nuôi giúp người nghèo dân tộc thiểu số vươn lên ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Đồng bào S’tiêng ở xã Lộc Phú, huyện Lộc Ninh chăm sóc đàn bò từ mô hình hỗ trợ bò sinh sản của chương trình giảm nghèo
Phương án trong chương trình cũng hỗ trợ cho 8.748 hộ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo, thời hạn vay tối đa là 15 năm để mua đất ở, xây nhà ở và phát triển sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ; đào tạo nghề cho khoảng 1.000 người; tạo việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 450 hộ đồng bào DTTS và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã đặc biệt khó khăn...
Cụ thể hóa quan điểm, đường lối, định hướng và nội dung Nghị quyết Đại hội XIII, đáp ứng yêu cầu phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, Bình Phước đã và đang có những hướng đi sáng tạo, phù hợp, bảo đảm nâng cao đời sống đồng bào DTTS, nhất là giảm nghèo bền vững, góp phần vào sự đổi thay của tỉnh và đất nước.