【ket qua giao huu clb】Kinh hãi sữa tươi bán dạo
Ám ảnh sữa dạo
Trong vai một đầu mối tiêu thụ sữa tươi tại nội thành TP.HCM cần nguồn cung lớn để giao theo đơn đặt hàng cho khách vào mỗi buổi sáng,ãisữatươibándạket qua giao huu clb chúng tôi tiếp cận được Di, một đầu mối thu mua sữa tươi từ các hộ nuôi bò sữa tại khu vực giáp ranh giữa Q.12 và Hóc Môn (TP.HCM). Chúng tôi ngỏ ý muốn xem quy trình vắt sữa của Di ngay tại hộ nuôi, sau vài phút nghi ngại, Di miễn cưỡng đồng ý dẫn tôi đến một hộ tại xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn. Hộ nuôi này có ba con bò, hai con đang cho sữa. Theo thói quen, Di xách thẳng can nhựa, máy vắt vào chuồng bò để lấy sữa.
Theo quy trình lấy sữa mà các công ty quy định, trước khi vắt sữa phải vệ sinh vú bò bằng nước ấm và lau khô bằng loại khăn mềm chuyên dụng. Nhiều công ty còn không cho phép vắt sữa bằng tay mà phải dùng máy và đựng bằng bình nhôm chuyên dụng. Dụng cụ vắt và đựng sữa dùng xong phải được rửa sạch, phơi khô để tránh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những người thu mua sữa dạo không theo quy trình vệ sinh tối thiểu này. Vừa vào chuồng bò, đặt đồ nghề xuống là Di dùng vòi nước xịt lên vú bò, không đợi nước khô, anh ta đưa ngay dụng cụ vắt sữa vào rồi dùng tay vắt, sữa xịt mạnh xuống thùng cùng những giọt nước bẩn nhểu xuống từ bụng bò.
Di giải thích còn đi vắt hai ba hộ nữa nên phải tranh thủ làm nhanh. Khi chúng tôi hỏi, sữa vắt mang từ nhà này sang nhà khác không được làm lạnh, có còn tươi không, Di cười: “Lát về ướp lạnh, bảo đảm vẫn tươi ngon”(!).
Theo tiết lộ của một số thương lái, ngoài nguồn sữa mua trực tiếp từ các hộ nuôi, còn một nguồn khác rẻ hơn là từ các hộ giao sữa cho công ty, bị trả lại do sữa nhiễm kháng sinh. Những hộ này thường chấp nhận bán với giá thấp thay vì đem đổ bỏ hay cho bê con uống. “Cách đây năm-sáu năm, có khoảng bốn doanh nghiệp thu mua sữa, đây cũng là thời kỳ những người mua sữa dạo làm ăn được nhất. Nếu giao sữa cho doanh nghiệp này (có thiết bị kiểm tra nghiêm ngặt) bị trả về vì nhiễm kháng sinh, có thể mang sang điểm giao của công ty khác nếu móc nối được với chủ điểm thu mua”.
Ông Nguyễn Văn Nam, hộ nuôi bò sữa tại P.Tân Chánh Hiệp, Q.12 cho biết, do không có nhiều đất trồng cỏ nên ông chỉ nuôi được ba-bốn con bò sữa, số lượng quá ít nên không ký được hợp đồng giao sữa cho các công ty thu mua. Vì vậy, ông thường bán qua những người thu mua sữa dạo với giá 12.000 - 13.000đ/kg, ngang bằng giá giao cho công ty, lại không mất thời gian vắt và đem giao sữa hay chi phí mua dụng cụ chứa, máy vắt sữa. Ông Lưu Văn Tân, Giám đốc Chương trình phát triển ngành sữa, Công ty FrieslandCampina VN cho biết, hiện đang tồn tại một cơ chế mua bán rất nguy hiểm, một công ty hay cá nhân bất kỳ cũng có thể gặp các thương lái tại Củ Chi đặt hàng lấy dăm ba tấn sữa, không cần hợp đồng vẫn dễ dàng mua được một lượng sữa lớn rồi đem bán đi đâu chẳng ai kiểm soát.
Doanh nghiệp cũng tự quản
Bò sữa nếu chăm sóc không đúng, rất dễ bị bệnh viêm vú và các bệnh về móng. Những bệnh của bò sữa thường được sử dụng chất kháng sinh để điều trị. Trong quy định thu mua sữa, sau khi sử dụng chất kháng sinh cho bò, phải có một thời gian nhất định (khoảng 7-10 ngày) mới được vắt sữa giao cho công ty, vì lượng tồn dư kháng sinh trong sữa sẽ ảnh hưởng đến người sử dụng. Người uống sữa có kháng sinh tồn dư có nguy cơ lờn thuốc điều trị sau này. Theo ông Lưu Văn Tân, hiện hành lang pháp lý chưa có, hoặc nếu có các quy định về đảm bảo an toàn chất lượng sữa từ trang trại đến ly sữa mà để nông dân thực hiện sẽ rất khó. Các quy định về sản xuất, bảo quản, vận chuyển sữa đến các nhà máy đều không được quản lý triệt để. Để có nguồn sữa chất lượng, công ty phải tự xây dựng tiêu chuẩn về kiểm soát theo chu trình từ nông dân và ràng buộc bằng hợp đồng cùng cơ chế “sữa tốt hưởng giá cao, sữa không đạt bị trừ giá”.
Bà Nguyễn Thị Như Hằng, Giám đốc điều hành phát triển vùng nguyên liệu Công ty Vinamilk cũng xác nhận, Vinamilk phải xây dựng những điều khoản riêng trong thu mua sữa thông qua hợp đồng với nông dân chứ không qua thương lái. “Cách đây hai năm, chúng tôi đã hợp tác cùng các nhà thu mua khác với mong muốn thiết lập một cơ chế quản lý giám sát chất lượng sữa chung để đề xuất Chính phủ, nhưng đến nay vẫn chưa thành”, đại diện một doanh nghiệp sản xuất sữa nước cho biết.
Khi hỏi về việc có quy định nào giám sát chất lượng sữa tươi nguyên liệu hay không, một lãnh đạo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm trả lời: “Có lẽ do ngành chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định và giám sát…”. Thế nhưng, đến trực tiếp các hộ nuôi, chúng tôi được biết, ngành nông nghiệp chỉ kiểm soát về bệnh dịch, tiêm phòng… còn chất lượng sữa nếu bán cho doanh nghiệp nào thì theo yêu cầu của doanh nghiệp đó, bán cho thương lái thì không có bất cứ quy định nào.