Gọi là bệnh viện cho “cổ điển”,Ăntheobệnhviệbảng xếp hạng giải brazil chứ bây giờ bệnh viện cấp huyện đã được đổi tên thành trung tâm y tế hết rồi. Mà mỗi lần có bệnh viện mới được xây là coi như có biết bao nhiêu người mua bán “đi theo”, nhiều người nói đó như là cuộc sống của họ...
Khi Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh dời về nơi mới, nhiều người buôn bán cũng… theo về.
Khi Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh dời về cơ sở mới ở đường 19 Tháng 8, ấp 4, xã Vị Tân, đã tạo điều kiện cho hoạt động mua bán, kinh doanh khu vực xung quanh bệnh viện phát triển, người dân ở đây có thêm nguồn thu nhập để lo cho cuộc sống. Tuy nhiên, câu chuyện đảm bảo an toàn thực phẩm mới là vấn đề cần được quan tâm.
Nhiều quán mới mọc lên
Biết được những người dân đi khám, chữa bệnh có nhu cầu ăn, uống, mua sắm những vật dụng dùng trong sinh hoạt hàng ngày nên từ khi bệnh viện dời về nhiều người dân ở khu vực xung quanh đã mở quán bán cơm, bún, cháo, nước giải khát,… Chỉ mới ra bán tuần nay, bà Đặng Thị Kim Thật, ở ấp 4, xã Vị Tân, chủ quán cà phê võng Nguyên Châu, cho biết: “Tôi mới bán, thấy người bệnh có nhu cầu nên mở ra bán nước giải khát để kiếm thêm nguồn thu nhập lo cho cuộc sống gia đình. Bệnh viện về như vầy buôn bán được cũng tạo được công ăn việc làm ổn định cho gia đình”.
Phía trước nhà bà Thật, bà Ngô Ngọc Hoa, ở phường IV, thành phố Vị Thanh, cũng thuê mặt bằng để bán bún, cháo, cơm,… Bà Hoa chia sẻ: “Buôn bán cũng đỡ lắm, ngày cũng lời được một ít tiền. Người bệnh hay ra ăn vào sáng sớm và lúc cơm trưa. Hy vọng sắp tới sẽ khá hơn, mình vừa có thu nhập vừa có chỗ cho bà con ăn uống, chứ ở đây không ai bán biết mua gì ăn”. Không chỉ có quán của bà Thật, bà Hoa, mà đối diện bệnh viện cũng có rất nhiều quán bán tạp hóa, cà phê mới mọc làm khu vực này phát triển hẳn ra.
Bệnh viện về cũng là cơ hội để các gia đình đã từng buôn bán mở rộng quy mô. “Cốt cựu” nhất ở đây có lẽ là quán của bà Lý Thị Bích Phương, ở ấp 4, xã Vị Tân, sát vách bệnh viện. Bà Phương cho biết: “Tôi đã bán cơm và nước giải khát mấy năm nay rồi, nhưng trước đây bán ít hơn, chỉ bán cho mấy chú làm công trình là nhiều. Hồi chưa có bệnh viện về thì ở đây vắng khách lắm. Bây giờ, khách đến quán đã nhiều hơn gấp đôi. Tôi cũng mua thêm những vật dụng khác mà người bệnh cần để bán, như dầu gội, sữa, giấy, tả,…”.
Ngoài những quán mở cố định, một số hộ dân cũng bày bán tủ bánh mì, xe nước mía, nước giải khát, chả chiên, khoai luộc, trái cây,… ngay trước cổng bệnh viện.
Quan tâm đảm bảo an toàn thực phẩm
Bên cạnh câu chuyện mưu sinh theo bệnh viện mới, thì chuyện đảm bảo an toàn thực phẩm cũng là việc đáng bàn. Những ngày qua, mưa kéo dài, kèm theo lộ giao thông ở khu vực này đang trong quá trình thi công nên mặt đường trước cổng bệnh viện lầy lội, nước đọng vũng. Các hộ bán thức ăn đường phố trước cổng bệnh viện cũng lội sình để buôn bán. Nước cùng với bụi bậm do xe qua lại khu vực này và vấn đề về nguồn gốc sản phẩm, cách chế biến của các hộ buôn bán chưa biết ra sao, nên tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm ở đây. Kể cả những quán ăn mới mở cũng chưa có nhiều kiến thức về an toàn thực phẩm.
Trước thực trạng này, bà Nguyễn Thị Huệ Nguyên, Phó trạm Y tế xã Vị Tân, cho hay: “Chúng tôi cũng nắm bắt được có nhiều cơ sở mua bán, kinh doanh thực phẩm mới mở và đã có kế hoạch tuyên truyền vận động. Các cơ sở có địa chỉ cố định sẽ hướng dẫn đăng ký kinh doanh và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định về an toàn thực phẩm, khám sức khỏe, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng,… Đồng thời, cũng sẽ tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng bán thức ăn đường phố xung quanh khu vực này đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân”.
Bệnh viện về là cơ hội để người dân xung quanh có việc làm, có thu nhập thêm đây là việc mừng. Tất cả các dịch vụ cũng nhằm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân khi đến đây khám, chữa bệnh và là những dịch vụ thường đi theo ở tất cả các bệnh viện. Tuy nhiên, vấn đề trật tự mua bán trước cổng bệnh viện và an toàn thực phẩm cần được đảm bảo để người dân an tâm!
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM