Tại buổi họp khởi động triển lãm quốc tế lần thứ 8 về ngành chăn nuôi,ểnlãmchuyênngànhchănnuôiquốctếđầutiênmởlạisaudịkết quả palmeiras thú y, sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản Việt Nam (ILDEX Vietnam 2022) sáng 30/6, ông Dương Tất Thắng - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- cho biết: Ngành chăn nuôi Việt Nam đang và sẽ phải thay đổi để thích ứng trong bối cảnh mới.
Các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm diễn ra trong buổi khởi động ILDEX Vietnam 2022 |
Các vấn đề này gồm, toàn cầu hóa về thị trường xen lẫn các hình thức bảo hộ sản xuất và chiến tranh thương mại, tác động lớn các chuỗi cung ứng; cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi ngày càng căng thẳng khi Việt Nam là thành viên, đối tác tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do khu vực cũng như thế giới. Theo đó các hiệp định yêu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng phải ngon hơn, an toàn hơn, giá thành sản xuất cũng phải rẻ hơn mới tạo ra được lợi thế cạnh tranh. Chưa kể, biến đổi khí hậu làm gia tăng các loại hình khí hậu cực đoan, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… và hoạt động của ngành chăn nuôi Việt Nam được được dự báo bị ảnh hưởng lớn từ quá trình này. Ngoài ra, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên người như Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi - ASF, đang diễn biến phức tạp, khó lường. Do vậy nếu yếu tố an toàn sinh học của ngành chăn nuôi không đảm bảo sẽ phát sinh các dịch bệnh, tình trạng kháng sinh trên vật nuôi và cả con người sẽ gia tăng. Cuối cùng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những đột phá trong quản lý và sản xuất nếu ngành chăn nuôi Việt Nam không đổi mới sẽ không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Trong bối cảnh đó, ông Dương Tất Thắng cho rằng, ngoài khuyến cáo từ Chính phủ như: Khuyến khích doanh nghiệp chăn nuôi trong, ngoài nước tăng cường hợp tác, phát triển mô hình chăn nuôi theo chuỗi giá trị; khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đầu tư công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi bổ sung, giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu; khuyến khích doanh nghiệp thay đổi thích ứng biến đổi khí hậu, tăng cường chuyển đổi số… thì việc tham gia các triển lãm cũng là giải pháp quan trọng để doanh nghiệp tìm đối tác kinh doanh, kết nối đầu tư.
ILDEX Vietnam được kỳ vọng tạo cơ hội giao thương, kết nối cho doanh nghiệp, hợp tác xã ngành chăn nuôi sau thời gian tạm ngưng vì dịch bệnh. |
“Tôi tin rằng ILDEX Vietnam 2022 sẽ là cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp trong nước, quốc tế hợp tác, đầu tư cùng phát triển”- ông Thắng nhận định.
Được biết, ILDEX Vietnam là triển lãm quốc tế về chăn nuôi, thú y, sữa, chế biến thịt và nuôi trồng thủy sản được tổ chức bởi Công ty TNHH MTV dịch vụ quảng cáo và triển lãm Minh Vi (VEAS) và Công ty Triển lãm châu Á Thái Bình Dương (VNU). Đây là sự kiện chuyên nghiệp và quy mô lớn được tổ chức hai năm một lần, thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và đối tác trên khắp thế giới. Năm nay, triển lãm sẽ được tổ chức từ ngày 3-5/8/2022 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, TP. Hồ Chí Minh nhằm kịp thời khôi phục và tăng cường các cơ hội kết nối kinh doanh, cập nhật thông tin thị trường, cập nhật công nghệ mới sau gần 3 năm bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.
ILDEX Vietnam 2022 quy tụ hơn 200 công ty tham gia triển lãm đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ… Triển lãm dự kiến sẽ đón khoảng 10.000 lượt khách tham quan từ Việt Nam và các nước trong khu vực.
Trong suốt 3 ngày triển lãm, hàng loạt các hoạt động sẽ diễn ra bao gồm: Các chuỗi hội thảo - cung cấp kiến thức, giải pháp, chiến lược giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển; Chương trình Kết nối doanh nghiệp trực tiếp - giúp các doanh nghiệp trưng bày và khách tham quan tìm hiểu mục tiêu triển vọng giữa đôi bên; Chương trình khách mua tiềm năng (VIP Buyer) - tạo cơ hội tiếp cận trực tiếp với người mua tiềm năng và mở rộng mạng lưới kinh doanh; và nhiều hoạt động thiết thực khác. Hiện tại, 95% không gian trưng bày của ILDEX Vietnam 2022 đã được đăng ký cho thấy sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp.