【truc tiep ty so bong da】“Chip chiến” Mỹ
Mỹ "tung đòn" với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng chip Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn Tổng thống Mỹ Joe Biden bác bỏ "Chiến tranh Lạnh" mới với Trung Quốc |
Chính phủ hai nước hiện đang hào phóng hỗ trợ phát triển và sản xuất chip tiên tiến, mặc dù đều không sản xuất các sản phẩm chip tiên tiến trên lãnh thổ của mình để bán ra thị trường.
Theo các chương trình được công bố vào tháng 10/2022, Mỹ đã áp dụng chính sách “kép” vừa trợ cấp cho việc sản xuất chip tiên tiến trong nước, đồng thời dàn xếp với các đồng minh an ninh để không cho Trung Quốc tiếp cận công nghệ sản xuất chip tiên tiến. Mỹ hiện không sản xuất chip tiên tiến hay thiết bị để sản xuất chúng, nên họ phải dựa vào Đài Loan (Trung Quốc) và Hà Lan từ chối cung cấp chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Đồng thời, Washington đang rót hàng tỷ USD vào Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) và Samsung của Hàn Quốc để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tiên tiến tại Mỹ. Trung Quốc hiện sản xuất 16% số chip của thế giới, nhiều hơn cả Mỹ, song vẫn chưa thể sản xuất số lượng lớn những chip tiên tiến mà Washington đang nỗ lực ngăn cản nước này tiếp cận.
Nhiều người vẫn cho rằng Trung Quốc chậm hơn 10 năm trong sản xuất chip, nhưng có những dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc hiện có thể thiết kế chip tiên tiến. Mặc dù có nền kinh tế quy mô nhỏ hơn một chút so với Mỹ, song giá trị gia tăng sản xuất của Trung Quốc gần bằng quy mô của Mỹ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại.
Cường độ và quy mô lớn của trợ cấp công nghiệp giữa các siêu cường kinh tế, cùng với vướng mắc của các chương trình trợ cấp này vì các lý do an ninh quốc gia, đặt ra vấn đề cho các cường quốc nhỏ hơn. Ví dụ, Australia không thể bắt kịp với tốc độ và mức độ của các khoản trợ cấp công nghiệp mới. Chưa kể nguy cơ đáng kể họ bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh thương mại với Mỹ, gây tổn hại cho mối quan hệ kinh tế lớn hơn nhiều giữa Australia và Trung Quốc.
Đã có những dấu hiệu cho thấy điều đó trong Hiệp định khai thác khoáng sản Australia-Mỹ được ký hồi tháng 5 vừa qua. Có hàng nghìn thỏa thuận hợp tác nghiên cứu giữa Trung Quốc và Australia, một số trong số đó có nguy cơ bị đe dọa, đặc biệt nếu Mỹ mở rộng kế hoạch cấm xuất khẩu chip sang các lĩnh vực công nghệ tiên phong khác như chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố.
Từng bị chi phối bởi các lợi ích thương mại kinh doanh và bộ máy kinh tế quan liêu, nhiều chính sách công nghiệp hiện đang chuyển sang lĩnh vực an ninh quốc gia. Giám đốc Văn phòng Tình báo Quốc gia Australia Andrew Shearer đã lưu ý hồi tháng 3/2022 rằng công nghệ là “trọng tâm trong cuộc cạnh tranh địa chính trị mới này”.
Bộ máy hoạch định chính sách ở Canberra đã được cải tổ để đưa tầm nhìn về an ninh quốc gia vào các quyết định chính sách kinh tế thông thường. Điều này thể hiện rõ ở các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Văn phòng Đánh giá Đầu tư Nước ngoài và Bộ Ngoại giao và Thương mại, cũng như tầm quan trọng ngày càng tăng của Văn phòng Tình báo Quốc gia và Bộ Nội vụ, và sự thay đổi trọng tâm của nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes.