Tấn công mạng và những con số đáng báo động
Tại buổi Diễn tập An ninh mạng quốc gia 2024 với chủ đề “Ứng phó,ảiphápbảovệtoàndiệnwebsitedoanhnghiệptrongkỷnguyênsốsoi kèo bd khắc phục sự cố tấn công APT vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,” Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05), Bộ Công an đã nhấn mạnh tình hình tấn công mạng ngày càng gia tăng, phức tạp và khó lường.
Những cuộc tấn công này chủ yếu nhắm vào các hệ thống thông tin quan trọng của các lĩnh vực trọng yếu như năng lượng, ngân hàng, chứng khoán, và viễn thông. Thực tế cho thấy năng lực phòng, chống và ứng phó tại Việt Nam vẫn còn hạn chế, dẫn đến nhiều tổ chức chịu thiệt hại nặng nề khi đối mặt với các chiến dịch tấn công mạng có chủ đích (APT).
Theo thống kê của Cục A05, trong năm 2024, đơn vị đã tiếp nhận và xử lý 74.000 cảnh báo tấn công mạng cùng với 83 chiến dịch tấn công có chủ đích nhắm vào các tổ chức tại Việt Nam. Đồng thời, Cục cũng thu thập và phân tích 125 mẫu mã độc thuộc 64 dòng khác nhau được sử dụng bởi tin tặc.
Những con số này phản ánh thực trạng đáng báo động khi các hình thái tấn công mạng không ngừng đổi mới và ngày càng tinh vi. Trong khi đó, quy trình ứng phó nhanh chóng nhằm giảm thiểu thiệt hại vẫn còn nhiều lúng túng.
Bảo vệ tổ chức, doanh nghiệp trước những cuộc tấn công mạng. Ảnh minh họa
Cục A05 cũng chỉ ra bốn nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: Một, nhận thức chưa đầy đủ về hiểm họa khôn lường của các hình thái tấn công mạng tinh vi, phức tạp và liên tục đổi mới phương thức; Hai, đầu tư bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin chưa tương xứng với hoạt động khai thác, vận hành và tầm quan trọng của lĩnh vực; Ba, chưa xây dựng được quy trình phòng ngừa và ứng cứu sự cố đủ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả; Bốn, đặc biệt là chưa hình thành được mạng lưới ứng phó với sự tham gia của đầy đủ các thành phần nòng cốt giúp phòng thủ đa lớp và ứng phó khắc phục sự cố toàn diện.
Một thực tế đáng lo ngại là các doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam chưa đầu tư đúng mức cho an ninh thông tin. Rào cản lớn nhất nằm ở chi phí triển khai, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng và quy trình vận hành, cũng như thiếu kiến thức chuyên sâu về an ninh thông tin.
Website của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, vốn là mục tiêu nhạy cảm, thường trở thành mồi nhắm của tin tặc. Các cuộc tấn công không chỉ gây tổn thất tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hoạt động vận hành.
Giải pháp bảo vệ website toàn diện
Trước những thách thức trên, nhiều tổ chức tại Việt Nam, từ cơ quan nhà nước đến doanh nghiệp đầu ngành, đã tìm đến Viettel Cloudrity của Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS), một giải pháp bảo vệ website toàn diện dựa trên nền tảng điện toán đám mây.
Khi triển khai giải pháp Viettel Cloudrity, VCS cung cấp cho khách hàng hệ thống bảo vệ website hoàn toàn trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud-based services). Lúc này, hạ tầng phòng chống tấn công từ chối dịch vụ và tường lửa (Anti DDoS/WAF) được lắp đặt trên nền tảng Private Cloud của VCS, không yêu cầu thiết bị triển khai trực tiếp vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp mở rộng dễ dàng theo nhu cầu và quy mô.
Không chỉ triển khai linh hoạt trên cloud, hệ thống Viettel Cloudrity còn được cập nhật liên tục các lỗ hổng website mới, các hình thái tấn công đa dạng và phức tạp, đảm bảo lên phương án phản ứng nhanh chóng và xử lý kịp thời. Cụ thể, giải pháp tích hợp hệ thống tập luật hỗ trợ ngăn chặn các tấn công khai thác lỗ hổng thuộc top 10 OWASP và các lỗ hổng 1-day trên 46 nền tảng website khác nhau, do chính các chuyên gia của VCS phát triển. Tập luật được duy trì và cập nhật thường xuyên, đảm bảo kịp thời hỗ trợ khách hàng ngăn chặn các lỗ hổng website mới nhất.
Bên cạnh đó, Viettel Cloudrity hỗ trợ khách hàng vận hành, giám sát an toàn thông tin toàn diện, đảm bảo trực hỗ trợ 24/7 cho các websites, tiết kiệm nguồn lực nhân sự vận hành cho doanh nghiệp. Trong quá trình vận hành, khách hàng cũng có thể chủ động truy cập quản trị thông qua giao diện tập trung của hệ thống, phục vụ nhu cầu báo cáo riêng của doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai thực tế, Viettel Cloudrity đã thể hiện được nhiều ưu điểm, giúp doanh nghiệp ngăn chặn các nguy cơ ảnh hưởng tới website của doanh nghiệp nói riêng và uy tín, tài sản số của doanh nghiệp nói chung.
Sự gia tăng không ngừng của các cuộc tấn công mạng đã đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao năng lực phòng, chống và ứng phó sự cố. Những giải pháp như Viettel Cloudrity không chỉ giúp các tổ chức tại Việt Nam bảo vệ hệ thống thông tin mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường số an toàn và tin cậy.
Duy Trinh