Nhận Định Bóng Đá

【số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna】Cách mạng Tháng Mười tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Thể thao   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:Sau sự kiện Liên Xô tan rã (1991), các thế lực thù địch với chủ ngh số liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna

Sau sự kiện Liên Xô tan rã (1991),ạngThngMườitiếptụcsoisngconđườngchngtađsố liệu thống kê về a.c. monza gặp bologna các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội (CNXH) càng ra sức xuyên tạc ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười. Họ nói Cách mạng Tháng Mười là một lỗi lầm bi thảm của lịch sử! Có thật như vậy không?

Đương nhiên chúng ta không thể chờ đợi ở họ một thái độ nào khác. Điều đáng quan tâm là, trong số những người yêu mến Cách mạng Tháng Mười đôi khi cũng có một số ý kiến phân vân, thắc mắc: Thực tiễn gần 100 năm qua có chứng minh tính tất yếu lịch sử Cách mạng Tháng Mười không? Có đúng là Cách mạng Tháng Mười đã mở đầu thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH? Do đó, Cách mạng Tháng Mười có tiếp tục soi sáng con đường phát triển cách mạng của loài người hay không?

Lãnh tụ V.I.Lê-nin, người lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga. Ảnh tư liệu 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".

Ngày 7-11-1917, lần đầu tiên, công nhân, nông dân, quần chúng lao động bị áp bức bóc lột, dưới sự lãnh đạo của chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã đứng lên đập tan ách thống trị của bọn địa chủ và tư bản, tự mình nắm lấy chính quyền, tự mình bắt tay xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của nó là CNXH. Khác với các cuộc cách mạng tư sản thay thế ách thống trị phong kiến bằng ách thống trị của giai cấp tư sản, Cách mạng Tháng Mười thực hiện sứ mệnh giải phóng quần chúng lao động khỏi mọi chế độ áp bức bóc lột, đưa họ từ thân phận người nô lệ làm thuê lên địa vị người chủ của xã hội.

Với Cách mạng Tháng Mười, lần đầu tiên trong lịch sử, quyền tự quyết của các dân tộc đã được thực hiện trên một phần hành tinh. Cách mạng Tháng Mười đem lại nhà máy cho công nhân, ruộng đất cho nông dân, hòa bình và hữu nghị cho các dân tộc, bình đẳng, tự do, hạnh phúc cho mọi người.

Cách mạng Tháng Mười không chỉ tuyên bố những lý tưởng cao cả mà nó thực sự hành động vì những lợi ích thiết thân nhất, bức xúc nhất của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa ở Xanh Pê-téc-bua vừa thành công, chính quyền Xô-viết lập tức ban bố các sắc lệnh về hòa bình và ruộng đất.

Có kẻ vu khống Cách mạng Tháng Mười là say mê bạo lực. Sự thật thế nào? Các giai cấp tư sản, địa chủ không tự nguyện rời bỏ địa vị thống trị, đã điên cuồng dùng bạo lực chống lại nhân dân. Trong điều kiện đó, không có bạo lực cách mạng của quần chúng thì cách mạng không thể thành công. Để bảo vệ thành quả cách mạng, quần chúng công-nông nước Nga đã đáp lại một cách kiên quyết nhất đối với bạo lực phản cách mạng của bọn địa chủ, tư bản và bọn đế quốc can thiệp. Song, Lê-nin và Đảng Bôn-xê-vích chủ trương hạn chế ở mức thấp nhất sự đổ máu, mà nếu tránh được thì tốt nhất. Như mọi người đều biết, khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết!" là khẩu hiệu của sự phát triển cách mạng một cách hòa bình, sự phát triển đó có khả năng thực hiện vào tháng 4, tháng 5, tháng 6. Cho đến đầu tháng 7-1917, khi chính quyền đã chuyển sang tay bọn độc tài quân phiệt thì khẩu hiệu ấy không còn đúng nữa và Lê-nin thay bằng khẩu hiệu "Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang!". Nhưng đến đầu tháng 9-1917, khi có một động thái mới từ phía Đảng Xã hội cách mạng và bọn men-sê-vích, lại xuất hiện khả năng trở lại với khẩu hiệu "Toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết", nghĩa là trở lại khả năng hòa bình phát triển cách mạng, cái khả năng mà Lê-nin nói là "cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử và cực kỳ quý báu", "cái khả năng đặc biệt hiếm hoi đó" "nếu còn dù chỉ là một phần trăm hy vọng thôi, thì hy vọng đó cũng rất đáng được níu lấy". Và, Lê-nin viết một bài báo ngắn cho tờ Con đường công nhân nói rõ: Tôi viết những dòng trên đây hôm thứ sáu vừa rồi, ngày 1-9, nhưng do những hoàn cảnh ngẫu nhiên nên đã không gửi đến ban biên tập trong cùng ngày hôm đó được. Sau khi đã đọc báo thứ bảy và báo chủ nhật, hôm nay tôi tự nhủ: ... một vài ngày mà trong đó sự phát triển hòa bình của các sự biến vẫn còn có thể có được, có lẽ cũng đã thuộc về quá khứ rồi. Đúng, tất cả mọi cái đều chỉ rõ là những ngày mà ngẫu nhiên người ta có khả năng đi vào con đường phát triển một cách hòa bình, đều đã trôi qua mất rồi. Tôi chỉ còn có cách là gửi những dòng này đến ban biên tập và đề nghị đăng dưới đầu đề là "Những ý nghĩ muộn màng...". Có thể đôi khi những ý nghĩ muộn màng cũng đem lại một ích lợi nào đấy. Đến khi khởi nghĩa vũ trang đã không thể tránh khỏi, cách mạng còn ra sức bảo vệ các công trình văn hóa của nước Nga và của nhân loại. Một ví dụ rất điển hình là Chiến hạm Rạng Đông khi nã pháo vào Cung điện Mùa Đông đã cố gắng tối đa giữ gìn nguyên vẹn công trình văn hóa-lịch sử nổi tiếng thế giới này.

Vậy là, từ mục tiêu cho đến hành động, Cách mạng Tháng Mười thật sự là nhân đạo, văn hóa và văn minh. Không ai có thể bôi nhọ thanh danh của Cách mạng Tháng Mười!

Là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Cách mạng Tháng Mười đã phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng, tinh thần hy sinh, lòng dũng cảm, nghị lực cách mạng phi thường, tài năng sáng tạo của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ chính quyền cũng như trong xây dựng xã hội mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, những người lao động bị áp bức đứng lên thực hiện vai trò làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình. Đó là giá trị nhân bản lớn nhất, đích thực của Cách mạng Tháng Mười.

Với "Mười ngày rung chuyển thế giới" mở ra thời đại mới, làm thay đổi số phận hàng trăm triệu con người, Cách mạng Tháng Mười-một cuộc cách mạng khai sinh ra một nhà nước kiểu mới, một chế độ xã hội mới tồn tại ngót thế kỷ với biết bao chiến công và kỳ tích không chỉ trong sự nghiệp tự bảo vệ mà cả trong sự nghiệp sáng tạo, xây dựng nên tòa lâu đài xã hội mới về chất so với thế giới cũ; một cuộc cách mạng mà kết quả đưa đến sự thay đổi căn bản bộ mặt và tiến trình lịch sử thế giới ngót 100 năm-một cuộc cách mạng cực kỳ vĩ đại như vậy làm sao có thể nói là một biến cố ngẫu nhiên, một bước đi lầm lạc của lịch sử?! Cuộc cách mạng ấy thật sự có nguyên nhân sâu xa từ trong quy luật phát triển xã hội và trực tiếp từ một tình thế cách mạng đã chín muồi. Nó có tính tất yếu lịch sử vĩ đại. Nó là sản phẩm những mâu thuẫn thế giới và những mâu thuẫn nội bộ nước Nga đương thời, là kết quả sự lớn mạnh của các lực lượng cách mạng Nga và thế giới, trong đó giai cấp công nhân Nga là bộ phận giác ngộ nhất, có tổ chức nhất của phong trào công nhân quốc tế lúc bấy giờ.

Cách mạng vô sản không thể thành công trong giai đoạn trước đế quốc chủ nghĩa, mặc dù khi đó những mâu thuẫn đối kháng vốn có của CNTB đã bộc lộ rõ ràng. Công xã Pa-ri anh hùng chỉ đứng được 72 ngày. Lê-nin chứng minh rằng, cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, CNTB đã chuyển sang giai đoạn phát triển tột cùng là chủ nghĩa đế quốc. Người phân tích CNTB độc quyền nhà nước, bản chất cực kỳ phản động, nhưng chính nó tạo ra những tiền đề đầy đủ nhất cho cách mạng vô sản và cho việc xây dựng CNXH. Tính chất thối nát, phản động, bị lịch sử lên án của chủ nghĩa đế quốc thể hiện ở chỗ, để chia lại thế giới đã chia xong, các nước đế quốc, các tập đoàn tư bản lũng đoạn đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh tàn khốc chưa từng thấy, cướp đi sinh mệnh hàng chục triệu người, làm cho hàng trăm triệu người khác rơi vào cảnh khốn cùng, điêu đứng. Là nơi tập trung những mâu thuẫn gay gắt của chủ nghĩa đế quốc, CNTB kết hợp với cả chế độ chuyên chế phong kiến, nước Nga Sa hoàng trở thành mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa. Ách áp bức tàn bạo của địa chủ và tư bản, cuộc chiến tranh thế giới mà chính phủ Sa hoàng và chính phủ tư sản là đồng lõa đã đưa đất nước đến thảm họa, đẩy hơn 100 triệu quần chúng vô sản, nửa vô sản, nông dân Nga vào tình cảnh không có sự lựa chọn nào khác ngoài con đường cách mạng. Nước Nga đế quốc chuyên chế của địa chủ và tư bản, nhà tù của các dân tộc, phải được thay thế bằng nước Nga dân chủ và cách mạng, đem lại hòa bình và quyền tự quyết cho các dân tộc, ruộng đất cho dân cày, chính quyền về tay công nhân, nông dân và binh lính cách mạng.

Theo V.I.Lê-nin, do quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị của CNTB, nhất là trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, cách mạng vô sản có thể nổ ra và thắng lợi trước hết ở một số nước, thậm chí ở một nước tư bản riêng lẻ, không nhất thiết là nước tư bản phát triển cao, nếu nước đó là khâu yếu nhất trong hệ thống chủ nghĩa đế quốc quốc tế. Thật nông cạn, nếu không phải là cố tình xuyên tạc, khi ở đây, trên luận điểm này, có người đem đối lập chính V.I.Lê-nin - lãnh tụ thiên tài của Cách mạng Tháng Mười - với Mác. Thật ra ở đây, V.I.Lê-nin thể hiện nổi bật là nhà mác-xít vĩ đại, trung thành và chân chính nhất, là tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa Mác sáng tạo.

Với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, CNTB đã bị chọc thủng một mảng lớn, không còn vai trò độc tôn thống trị toàn thế giới. Một thời đại mới-thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH-đã bắt đầu.

Nước Nga Xô-viết đứng trước nhiệm vụ lịch sử rất bức xúc, có ý nghĩa sống còn nhưng cực kỳ khó khăn do bị cả thế giới tư bản bao vây, cô lập, là thực hiện công nghiệp hóa và phải thực hiện trong thời gian ngắn nhất để sớm biến một nước khổng lồ nhưng lạc hậu bậc nhất châu Âu, trở thành một cường quốc công nghiệp. Phải tiến nhanh lên phía trước hay bị chủ nghĩa đế quốc đè bẹp. Vấn đề đặt ra ngặt nghèo như thế nhưng nhiệm vụ lịch sử đã được hoàn thành chỉ trong khoảng 15 năm! Thế giới chứng kiến sự thần kỳ Xô-viết. Như thế là chính CNXH chứ không phải CNTB đã giải quyết thành công nhiệm vụ xóa bỏ tình trạng lạc hậu triền miên của nước Nga. Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Nhiều nhà trí thức lớn ở phương Tây như An-be Anh-xtanh đã thừa nhận rằng, chưa có chế độ xã hội nào ngoài chế độ Xô-viết, chỉ trong một thời gian rất ngắn, trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất, đã làm được nhiều việc đến thế vì lợi ích của quảng đại quần chúng. Thật vậy, trước đó có xã hội nào bảo đảm cho mọi người dân, người lao động bình thường, đều được sống no ấm, được hưởng một nền giáo dục chất lượng cao, được bảo đảm về y tế, được có nhà ở, có công ăn việc làm, yên tâm với ngày mai? Chúng ta không thể không đau lòng trước thực tế là, đến khi trở thành một cường quốc vĩ đại, có tiềm lực kinh tế, quân sự, văn hóa và khoa học kỹ thuật khổng lồ, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới lại sụp đổ một cách thật bất ngờ trong một cuộc khủng hoảng tuy nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể vượt qua được, bởi lẽ cuộc khủng hoảng và những sai lầm dẫn đến khủng hoảng đều không bắt nguồn từ bản chất của chế độ CNXH.

Mặc dù chế độ CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, song những thành tựu mấy chục năm của CNXH vẫn chỉ ra cho nhân dân lao động, cho các dân tộc thấy rằng, loài người không thể chịu đựng mãi với chế độ tư bản đầy rẫy áp bức, bất công; rằng, tương lai vẫn thuộc về chế độ xã hội chủ nghĩa; và rằng, nhân dân các dân tộc hoàn toàn có khả năng xây dựng chế độ đó.

CNXH mới ra đời được hơn 20 năm đã vượt qua một thử thách cực kỳ khắc nghiệt, đó là cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai do chủ nghĩa đế quốc - phát-xít gây ra. Đây không chỉ là thử thách về quân sự mà cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, là thử thách khắc nghiệt đối với cả một chế độ xã hội. Và chế độ mới đã chiến thắng. Chính Liên Xô chứ không phải các cường quốc phương Tây đã đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít, cứu nền văn minh châu Âu và cả loài người khỏi sự hủy diệt, tạo điều kiện để CNXH vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới.

Sự tồn tại và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa trong nửa thế kỷ đã có tác động lớn đến toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại. Chí ít, sự có mặt của nó đã không cho phép các cường quốc đế quốc chủ nghĩa hay chỉ một siêu cường tự mình xếp đặt trật tự thế giới, làm mưa làm gió trên hành tinh.

Cách mạng Tháng Mười mở ra thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên tự giải phóng. Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một dòng thác lớn, góp phần làm biến đổi cục diện chính trị thế giới. Các dân tộc bị áp bức tìm thấy ở Cách mạng Tháng Mười con đường mới cho sự nghiệp giải phóng, tìm thấy ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa một hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa là thành quả đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, song không thể nào hình dung được thành quả ấy nếu không có vai trò mở đường của Cách mạng Tháng Mười. Sau Cách mạng Tháng Mười, sự sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc là sự kiện lịch sử lớn thứ hai trong thế kỷ 20.

Cách mạng Tháng Mười, những thành tựu của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào hòa bình dân chủ, còn buộc chính ngay CNTB phải thay đổi, sửa sang lại bộ mặt của nó để "thích nghi" với thời đại. Song dù được "tân trang" thế nào, những mâu thuẫn nội tại của CNTB vẫn không hề mất đi, trái lại ngày càng sâu sắc hơn bao giờ hết.

Chưa bao giờ nhân loại chứng kiến rõ ràng như hiện nay một nghịch lý là CNTB đang nắm trong tay những nguồn lực khổng lồ về kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật và công nghệ v.v.., vậy mà nó bất lực trong việc giải quyết những vấn đề có quan hệ đến vận mệnh của chính nó. Đó là những bất công, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng, hố ngăn cách giàu-nghèo trong từng nước tư bản và giữa "trung tâm" với "ngoại vi" thế giới tư bản ngày càng sâu rộng; những rối loạn và khủng hoảng kinh tế-xã hội thường xuyên... CNTB không phải là chế độ xã hội cho phép khắc phục được những vấn đề toàn cầu rất gay gắt hiện nay, những nguy cơ đe dọa cuộc sống toàn nhân loại như: Nạn ô nhiễm môi trường sinh thái, việc khai thác đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thảm họa đói nghèo ở các nước đang phát triển v.v.. CNTB làm sao có thể khắc phục nổi những nguy cơ và thảm họa đang đè nặng lên "thế giới thứ ba" và cả "thế giới thứ tư" ngay trong lòng các nước tư bản phát triển, khi nguồn gốc những nguy cơ và thảm họa ấy lại chính là ở bản thân chế độ tư bản! CNTB hiện đại mặc dù chưa hoàn toàn hết tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng lực lượng sản xuất vì động cơ lợi nhuận tối đa, nhưng cứ mỗi bước đi nó lại càng dấn sâu hơn vào những mâu thuẫn nội tại cực kỳ nan giải giữa tăng trưởng với phát triển, giữa kinh tế và xã hội, càng đẩy tới xu thế tự phủ định, càng tiến gần giới hạn lịch sử cuối cùng của nó, đồng thời tạo ra những tiền đề khách quan ngày càng nhiều hơn cho CNXH. Đó là biện chứng của sự vận động lịch sử thế giới đang diễn ra. Việc một bộ phận quan trọng của CNXH hiện thực bị sụp đổ hoàn toàn không chứng minh cho sức sống "vĩnh cửu" của CNTB, không chứng tỏ rằng, lý tưởng CNXH là một ước mơ phi thực tế, không bác bỏ quy luật khách quan của lịch sử là CNTB sớm muộn sẽ được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn, đó là CNXH.

Thời đại do Cách mạng Tháng Mười mở ra chưa kết thúc mà mới chỉ là những bước đi đầu tiên. Những mục tiêu hợp quy luật của Cách mạng Tháng Mười vẫn là mục tiêu cơ bản của thời đại. Đó là tiến lên một xã hội không có chế độ người áp bức bóc lột người, không có áp bức dân tộc và hận thù dân tộc, những mục tiêu trên thực chất là độc lập dân tộc và CNXH. Đó là một xã hội phát triển cao dựa trên sự phát huy toàn bộ thành tựu lịch sử thế giới, một xã hội công bằng và văn minh, trong đó những điều kiện được tạo ra ngày càng đầy đủ cho sự phát triển tự do và toàn diện của con người. Con đường đi đến các mục tiêu ấy không thể ngắn mà rất dài, không bằng phẳng mà rất quanh co, phức tạp. Với công cuộc đổi mới, chúng ta tiếp tục tiến lên trên con đường độc lập dân tộc và CNXH, hoàn toàn phù hợp với quy luật của thời đại.

Khi nhân dân Nga làm cách mạng vô sản thành công thì Việt Nam đang chìm trong đêm dài nô lệ. Cả đến cái tên Việt Nam cũng biến mất trên bản đồ thế giới. Tình hình đất nước đen tối như không có đường ra!

Với truyền thống yêu nước bất khuất, nhân dân ta không lúc nào ngừng đấu tranh chống đế quốc và tay sai. Song, các phong trào yêu nước theo đường lối phong kiến hoặc theo khuynh hướng tư sản đều thất bại, vì đường lối ấy không đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công, nông chiếm hơn 90% dân số. Đường lối ấy không phù hợp với tình hình đất nước và xu thế của thời đại. Giữa lúc đó, Nguyễn Ái Quốc, người con ưu tú của dân tộc, sau 10 năm bôn ba tìm đường cứu nước đã đến với ánh sáng Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người viết: "Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lê-nin". Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc sớm nắm bắt được cái cốt lõi trong tư tưởng Lê-nin là "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!". Nguyễn Ái Quốc đã đi đến chân lý về con đường giải phóng của Việt Nam, Người nói: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".Đó là con đường gắn mục tiêu độc lập dân tộc với mục tiêu chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với xu thế của thời đại. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập đã vận dụng và phát triển sáng tạo những chân lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười vào điều kiện cụ thể nước ta, đưa cách mạng Việt Nam vượt qua muôn trùng thử thách tiến đến thắng lợi ngày nay.

Sự bắt gặp giữa yêu cầu giải phóng dân tộc, giữa chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, học thuyết cách mạng của thời đại, đỉnh cao của tư tưởng xã hội loài người, là cuộc gặp gỡ tự nhiên, tất yếu, thật điển hình. Đó tựa như một "cuộc hẹn gặp lịch sử tuyệt đẹp" (nói như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng) giữa dân tộc và thời đại, giữa hai trào lưu cách mạng lớn là cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và những tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười-qua Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh-đến với dân tộc Việt Nam tuyệt nhiên không phải cái "chồi ghép" như ai đó cố tình xuyên tạc.

Mặc dù Cách mạng Tháng Mười đã cách chúng ta gần một thế kỷ, song những tư tưởng vĩ đại của nó vẫn là nguồn sáng soi đường cho nhân dân ta giành những thắng lợi mới trên con đường tiến tới mục tiêu cao cả là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân ấm no hạnh phúc, tự mình làm chủ vận mệnh của mình và của đất nước.

Gần 100 năm qua kể từ Cách mạng Tháng Mười, sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của các dân tộc bị áp bức đã trải qua nhiều chặng đường với những thắng lợi và thành tựu vĩ đại, nhưng lại có những vấp váp, sai lầm, tổn thất hết sức nghiêm trọng. Toàn bộ thực tiễn cho thấy quả đúng như Lê-nin đã từng cảnh báo là nếu hình dung lịch sử thế giới như một con đường thẳng tắp, trơn tru, không có những bước gập ghềnh, khúc khuỷu, không có những bước lùi tạm thời, đôi khi rất lớn, thì không khoa học, không biện chứng, không đúng về mặt lý luận. Toàn bộ thực tiễn cho thấy: Giành chính quyền đã khó, giữ cho được chính quyền càng khó hơn trăm ngàn lần. Thực tiễn cách mạng vô cùng phức tạp đòi hỏi chúng ta phải tổng kết, nghiên cứu thật sâu sắc.

Câu hỏi lớn đặt ra: Vì sao khi còn tương đối non yếu, lại phải đương đầu với những thử thách cực kỳ nặng nề về chính trị, quân sự và kinh tế vào những năm 20 và những năm 40 thế kỷ 20, nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới vẫn đứng vững và ngày càng lớn mạnh? Vậy mà khi đã trở thành siêu cường, nó lại sụp đổ và sụp đổ quá dễ dàng, quá nhanh chóng trong một cuộc khủng hoảng tuy nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể vượt qua được?

Trên thế giới đã có không ít công trình nghiên cứu sự kiện Liên Xô tan rã. Điều đáng nói là, cả những người cộng sản và các học giả, chính khách tư sản đều cho rằng, Liên Xô sụp đổ là điều bất ngờ, còn sự sụp đổ diễn ra dễ dàng như thế thì thậm chí không một ai nghĩ tới!

Trong lịch sử, một chế độ xã hội mới, đang lên, do nhiều nguyên nhân, vẫn có thể lâm vào khủng hoảng. Nhưng về căn bản đây là khủng hoảng của sự phát triển, khủng hoảng của trưởng thành. Loại khủng hoảng này chẳng những không tất yếu dẫn tới sụp đổ, trái lại, nếu được giải quyết đúng đắn, kịp thời, sẽ đưa xã hội mới tiến lên một giai đoạn phát triển cao hơn về chất. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô trong nhiều thập kỷ đã khẳng định và được thực tiễn lịch sử khẳng định là một chế độ xã hội giàu sức sống, có tiềm năng vô tận. Song về sau, phương thức xây dựng CNXH đã phạm những sai lầm chủ quan nghiêm trọng, kéo dài làm suy giảm và triệt tiêu động lực phát triển của CNXH là sức sáng tạo của quần chúng nhân dân.

C.Mác, Ph.Ăng-ghen, V.I.Lê-nin kiên quyết bác bỏ quan điểm cho rằng, CNXH là nhất thành bất biến. Không ngừng đổi mới là bản chất của CNXH, là quy luật tồn tại, phát triển, đồng thời là nguyên lý tự bảo vệ của CNXH. Chỉ qua thường xuyên đổi mới đúng đắn, hợp quy luật, CNXH mới chiến thắng được CNTB, đặc biệt trên lĩnh vực quan trọng nhất là năng suất lao động.

C.Mác và Ph.Ăng-ghen từng chỉ rõ: Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, Lê-nin đã nhấn mạnh rằng: "Tính sáng tạo sinh động của quần chúng, đó là nhân tố cơ bản của xã hội mới"và "CNXH không phải là kết quả của những sắc lệnh từ trên ban xuống. Tính chất máy móc hành chính và quan liêu không dung hợp được với tinh thần của CNXH; CNXH sôi động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân". Những người xã hội chủ nghĩa thường chưa quán triệt đầy đủ quan điểm mác-xít nói trên.

Chính Lê-nin đã nêu tấm gương ngời sáng nhất về tinh thần đổi mới, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cũng như trong tư duy lý luận. Phẩm chất hết sức nổi bật ở Người là luôn bám sát cuộc sống, một ly cũng không xa rời thực tiễn.

Đáp ứng nhu cầu "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", trong cuộc đấu tranh vũ trang chống bọn bạch vệ và bọn can thiệp nước ngoài (những năm 1918-1921), Chính sách cộng sản thời chiến đã được áp dụng. Song chính sách ấy, trong những điều kiện bình thường, không hợp quy luật kinh tế nên đã đưa nền kinh tế đến bờ vực thẳm. Lê-nin đã kịp thời và kiên quyết chấm dứt Chính sách cộng sản thời chiến, chuyển sang Chính sách kinh tế mới. Từ thực tiễn bước đầu xây dựng CNXH, từ những điều kiện mới của thời đại, Lê-nin đi đến kết luận hết sức quan trọng về vấn đề chưa từng đặt ra đối với Mác - Ăng-ghen. Đó là: con đường đi lên CNXH ở nước Nga với nền kinh tế mà tiểu nông còn phổ biến, phải thông qua CNTB nhà nước kiểu đặc biệt-một CNTB phục tùng nhà nước vô sản, được nhà nước vô sản kiểm soát và định hướng đi lên CNXH. Kết luận này là một bước phát triển mới cực kỳ quan trọng về lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH.

Sau khi Lê-nin mất, những tư tưởng cách mạng và khoa học của Người tiếp tục được vận dụng trong sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đưa đến những thành tựu không thể phủ nhận. Song, những biểu hiện của tư duy giáo điều, xơ cứng, không phù hợp với tinh thần biện chứng của CNXH cũng xuất hiện và ngày càng chi phối đường lối, phương thức xây dựng xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp, cơ chế quản lý tập trung cao đã phát huy tác dụng trong điều kiện phải gấp rút công nghiệp hóa, trong chiến tranh giữ nước, trong khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhưng từ những năm 50 của thế kỷ 20, dần dà trở thành cơ chế kìm hãm đối với sự phát triển. CNXH cần cơ chế mới năng động, đáp ứng đòi hỏi bức bách của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật đang diễn ra trên thế giới. Khi cơ chế cũ ngày càng tỏ ra không phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, biểu hiện ở sự trì trệ kéo dài thì vấn đề đặt ra là, vì lợi ích của CNXH, nhất thiết phải đổi mới, cải cách, cải tổ. Khủng hoảng đã diễn ra thì đòi hỏi cải tổ càng bức bách.

Nhưng cải tổ thế nào? Nhằm mục tiêu xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa? Kiên trì Chủ nghĩa Mác - Lê-nin hay chuyển sang hệ tư tưởng tư sản? Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản hay xóa bỏ nó? Giữ vững độc lập dân tộc hay lệ thuộc vào phương Tây? Vận mệnh của chủ nghĩa xã hội phụ thuộc vào câu trả lời đối với các câu hỏi ấy. Hay nói cách khác, với câu hỏi khái quát hơn: Có kiên quyết đổi mới hay không và đổi mới như thế nào, theo con đường nào? Đó là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng.

Đảng ta chủ trương kiên quyết đổi mới nhưng đổi mới có nguyên tắc. Đổi mới không có nghĩa là từ bỏ chủ nghĩa xã hội mà cốt để đi tới những mục tiêu của CNXH với những bước đi, hình thức, phương pháp thích hợp, đúng đắn và có hiệu quả hơn. Để cải cách, đổi mới thành công vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì tiền đề và điều kiện tiên quyết là phải giữ vững ổn định chính trị, giữ vững trận địa tư tưởng của CNXH, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, củng cố chính quyền nhân dân, phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Cách mạng phải luôn luôn biết tự bảo vệ. Nguyên lý này càng đặc biệt quan trọng trong những thời điểm bước ngoặt của lịch sử. Rõ ràng là không tự đổi mới thường xuyên và đúng quy luật thì CNXH không thể tự bảo vệ có hiệu quả. Ngược lại, nếu cách mạng không biết tự bảo vệ, không kiên định trên những nguyên tắc cách mạng, không giữ vững thành quả cách mạng mà nhân dân đã giành được với biết bao mồ hôi và xương máu; nếu từ đội tiên phong đến các cấp chính quyền và tổ chức quần chúng bị rã rời, mất sức chiến đấu, thúc thủ và bất lực trước sức tấn công của kẻ thù thì sẽ chẳng còn gì để đổi mới, cải cách, cải tổ!

Cách mạng tự bảo vệ, trước hết có nghĩa là Đảng phải biết tự bảo vệ về chính trị, tư tưởng và tổ chức, kiên quyết làm thất bại mưu toan "diễn biến hòa bình" của kẻ thù, trước hết là về mặt hệ tư tưởng. Kinh nghiệm Liên Xô cuối những năm 80 của thế kỷ trước cho thấy, một khi hệ tư tưởng đã tan rã thì dẫu còn tồn tại, Đảng cũng chỉ như cái xác không hồn. Để bảo vệ CNXH, bảo vệ Đảng thì vấn đề căn bản nhất, sâu xa nhất, vấn đề của mọi vấn đề là Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn trên những nguyên tắc thật sự mác-xít - Lê-nin-nít, phải kiên quyết chống tha hóa biến chất, chống quan liêu, tham nhũng dưới mọi hình thức, ở tất cả các cấp. Chỉ một đảng thật sự trong sạch-trong sạch cả về phẩm chất đạo đức, cả về tổ chức và hệ tư tưởng-mới có thể trở thành một đảng vững mạnh, một đảng sáng suốt, không chệch hướng về chính trị, một đảng có khả năng gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân tin yêu, một đảng duy nhất có khả năng đưa nhân dân và dân tộc vượt qua mọi nguy cơ thử thách để tiến lên. Đó là bài học xương máu của cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hướng tới Ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, toàn Đảng, toàn dân ta càng tin tưởng vững chắc vào Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vào con đường đổi mới tiến lên CNXH. Để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chúng ta phải tiếp tục kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, trong đó nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cách mạng Tháng Mười tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

GS. NGUYỄN ĐỨC BÌNH, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

 Theo qdnd.vn

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap