88Point

“Đặc sản” bán giá bèoĐi dọc các tuyến phố gần địa bàn kq europa

【kq europa】Chim cút rán không rõ nguồn gốc hút khách

“Đặc sản” bán giá bèo

Đi dọc các tuyến phố gần địa bàn cầu Vĩnh Tuy,útránkhôngrõnguồngốchútkhákq europa bắt gặp nhan nhản các quán vỉa hè bày bán chim cút rán với giá thành hấp dẫn. Vì là món ăn nhanh lại là “đặc sản” mới nên mức tiêu thụ vô cùng lớn. Các quán bán chim cút thường rất đông thực khách ngồi. Khi có khách vào, chủ quán thoăn thoắt cho chim vào rán lại rồi cắt miếng cho thực khách dùng. Có người, ăn xong còn mua cả xâu chục con về dùng cho cả nhà.

Chị Hải (Thanh Trì, Hà Nội) một khách hàng thường xuyên của món chim cút cho biết: “Tôi rất hay mua chim cút rán về cho cả nhà ăn, bởi hương vị đặc biệt của nó. Cô con gái nhà tôi cũng nghiện món ăn này, cứ cuối tuần là đòi mẹ mua về”.

Với giá thành chỉ dao động từ 10.000 – 15.000 đồng /con, chim cút rán không chỉ thu hút các khách nhậu mà có nhiều bạn trẻ cũng tìm đến thứ đố ăn nhanh này. Mặc dù cũng có đôi lần thắc mắc giá thành cũng như nguồn gốc thật sự của sản phẩm, nhưng đa số các bạn sinh viên vẫn coi đây là món ăn khoái khẩu không thể thiếu mối dịp tụ tập.

Khi được hỏi về bí quyết giúp các quán bán chim cút luôn đông khách hàng, một chủ cửa hàng giải thích: Bí quyết nằm ở gia vị tẩm ướp vào thịt chim, nó sẽ tạo ra mùi vị thơm ngon hấp dẫn, đó chính là yếu tố giúp nhiều thực khách tìm đến món ăn này.

Chim cút chế biến sẵn là món "khoái khẩu" của nhiều dân nhậu

Sự thật về gia vị tẩm ướp thịt chim

“Với những quán làm ăn nghiêm túc thì chim cút sau khi vặt lông, mổ moi lấy hết nội tạng sẽ được tẩm gia vị gồm bột điều, hoa hồi, hoa quế, đường, ớt, tiêu… Lá móc mật được cho vào bụng chim để tạo mùi thơm. Nhưng không nhiều quán ăn sử dụng cách tẩm ướp này, bởi giá thành lớn và không giữ được mùi vị trong thời gian dài”. Một chủ cửa hàng cho biết.

Cách tạo màu phổ biến nhất hiện nay là sử dụng bột màu bôi lên thịt chim. Chim sẽ được tẩm ướp sẵn, khi có khách mua hàng thì chủ quán mới bắt đầu cho vào rán. Làm như vậy vừa giảm được giá thành vừa giữ được hương vị của thịt chim lâu hơn.

Thực tế có nhiều chủ cửa hàng sử dụng bột sắt làm chất tạo màu, để khiến người mua khó phát hiện, họ thường bán sản phẩm kèm theo rau sống, sung muối, dưa chuột… nhằm át vị.

Theo tìm hiểu của PV, bột sắt là chất hóa học tạo màu công nghiệp chứa chất 2,4 diamioazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuộc nhuộm tóc, cao su (chất chống oxy hóa cao su), mực in…và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm. Thế nhưng hiện nay bột sắt được bán khá phổ biến ở các hàng khô, bột có màu đen, chỉ cần cho tí nước vào bột sẽ chuyển sang màu vàng ruộm, thích hợp là chất tạo màu cho thịt chim hay ngan vịt. Các chủ của hàng sử dụng loại bột này như một thủ thuật hạ giá thành và làm tăng hương vị sản phẩm.

Nguồn gốc của chim cút cũng là điều đáng lo ngại. Với giá rất rẻ và luôn được tiêu thụ với số lượng lớn. Rõ ràng nguồn nguyên liệu trong nước không thể rẻ và đáp ứng đủ cho các chủ cửa hàng. Tiết lộ của người trong nghề: “Chim cút chủ yếu được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch, gồm 2 nguồn là chim cút thải loại từ các trang trại, rất có thể là chim chết dịch, chim quá lứa đẻ… nguồn thứ hai là chim đông lạnh đều mang về từ Trung Quốc”.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Với chất màu thực phẩm, Bộ Y tế đã quy định rõ, đối với phụ gia được phép sử dụng, trên bao bì bao giờ cũng ghi rõ tên hóa chất, thành phần hóa học, tính năng kỹ thuật và tính chất vật lý, liều lượng, cách dùng… Nếu dùng màu để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng.

Ngọc Anh- Sơn Tùng

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap