Đối thoại với doanh nghiệp hàng quý là dịp để lãnh đạo tỉnh tháo gỡ những khó khăn,ỡkhchodoanhnghiệbảng xếp hạng bóng đá tho nhi ky vướng mắc cho nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Các doanh nghiệp nêu ý kiến tại buổi đối thoại.
Trong buổi đối thoại với doanh nghiệp quý I vào cuối tuần qua, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cũng đã nêu lên những thuận lợi trong đầu tư tại Hậu Giang, nhất là các chính sách, sự đồng hành của lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương với doanh nghiệp; thủ tục hành chính từng bước được cắt giảm… Tuy nhiên, cái khó hiện nay vẫn là khâu giải phóng mặt bằng ở các dự án.
Vướng mặt bằng
Ông Lê Thanh Tiệp, Giám đốc Công ty Cổ phần CADICO, đầu tư dự án Khu dân cư và Trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, cho biết: Dự án có chủ trương từ năm 2009 nhưng mới thực hiện đạt tỷ lệ khoảng 70%, còn lại do vướng về giải phóng mặt bằng, người dân chưa đồng ý giao đất để thực hiện dự án. Dự án có diện tích thu hồi 74.180,7m2, có 196 hộ bị ảnh hưởng, đến nay đã nhận tiền được 123 hộ, với gần 35,6 tỉ đồng; còn lại 73 hộ chưa nhận tiền với số tiền hơn 12,7 tỉ đồng. Nhà đầu tư cũng chấp nhận cắt 1,2ha để làm khu tái định cư tập trung, nhưng số lượng hộ cần nhận nền còn lại từ giải tỏa bờ kè khá lớn. Nếu thực hiện tái định cư phân tán thì sẽ làm chậm thêm tiến độ của dự án, vì vậy nên hình thành một khu tái định cư mới để bố trí tái định cư các hộ ở khu vực bờ kè gần với khu dân cư Cây Dương. Chỉ có thực hiện song song, đồng bộ các giải pháp thì dự án triển khai mới đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, tại buổi đối thoại, các sở, ngành tỉnh, lãnh đạo các huyện, thị xã còn giải trình các kiến nghị của doanh nghiệp trước đây và đề xuất các phương hướng giải quyết các vướng mắc của Công ty Hồng Phát về việc sớm giải phóng mặt bằng 10% diện tích dự án Khu dân cư thương mại Hồng Phát tại thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp; giải quyết tình hình kiến nghị của Công ty Lạc Tỷ II về tình trạng thiếu nước; kiến nghị của Công ty Huỳnh Trân về việc đất ở thị trấn Trà Lồng, thị xã Long Mỹ, giải phóng mặt bằng xong nhưng bị dân tái lấn chiếm; kiến nghị của Công ty Thiên Lộc về việc ban hành giá đất bồi thường, phê duyệt phương án bồi thường dự án khu tái định cư dân cư thương mại phục vụ Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh; kiến nghị của Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Thường về việc trúng đấu giá nhưng chưa được bàn giao mặt bằng… Các kiến nghị này đều được lãnh đạo các ngành, địa phương giải đáp cụ thể và có đưa ra lộ trình giải quyết từng dự án. Lãnh đạo UBND huyện Long Mỹ, cho rằng: Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Thường trúng đấu giá nhưng chưa được giao đất là do còn một số vướng mắc. Nhất là việc hỗ trợ cho người dân về nhà tiền chế, mái che, điện, nước… Huyện Long Mỹ cũng xin cơ chế của tỉnh để huyện giải quyết sớm cho doanh nghiệp và xử lý xong trong tháng 4 này.
Còn Dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Trung tâm thương mại Nàng Mau do Công ty TNHH đầu tư xây dựng Hồng Trung thực hiện, đối với khu II có diện tích đất thu hồi là 6,7ha với 164 hộ dân bị ảnh hưởng, trong đó có 5,1ha đã tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng với 152 hộ bị ảnh hưởng, tuy nhiên vẫn còn 8 hộ không đồng ý bàn giao mặt bằng; khu vực còn lại khoảng 1,6ha có 12 hộ dân bị ảnh hưởng do các hộ dân không đồng ý nhận tiền nên kéo dài cho đến nay. Ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, cho biết dự án triển khai từ năm 2006 đến nay, vướng mắc là do chính sách có nhiều thay đổi về công tác giải phóng mặt bằng. Trung tuần tháng 4 này huyện sẽ có cuộc họp với nhà đầu tư về chi trả bồi hoàn cho các hộ dân. Huyện cố gắng giải quyết dứt điểm các trường hợp còn lại trong thời gian sớm nhất.
Còn Công ty Cổ phần Dầu khí Bình Minh, ở Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thị xã Ngã Bảy cũng còn vướng mặt bằng trong thực hiện dự án, từ đó phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Đăng Hải, Chủ tịch UBND thị xã Ngã Bảy, cho rằng trong 5 hộ còn vướng tại Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của thị xã thì có 1 hộ trong dự án của Công ty Cổ phần Dầu khí Bình Minh. Mặc dù các sở, ngành, chính quyền địa phương đã nhiều lần tổ chức đối thoại với các hộ này nhưng người dân vẫn chưa đồng tình. Dự án triển khai đã khá lâu, nhưng sau khi rà soát hồ sơ để cưỡng chế thì còn một số thủ tục không đảm bảo. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã có báo cáo về UBND tỉnh, sau khi có ý kiến của tỉnh, thị xã sẽ thực hiện các giải pháp để giao đất sớm nhất cho nhà đầu tư.
Nỗ lực giải quyết vướng mắc
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Tiến Châu cho rằng: Với tinh thần cầu thị, lãnh đạo tỉnh luôn chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Từ các vướng mắc của doanh nghiệp, các sở, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố xử lý theo thẩm quyền, báo cáo Thường trực UBND tỉnh kết quả giải quyết. Với mục tiêu xây dựng chính quyền thân thiện, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp, nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, các sở, ngành, địa phương cần tăng cường vai trò của các cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải thiện môi trường đầu tư. Tích cực phát huy trách nhiệm trong giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, phải luôn đồng hành cùng doanh nghiệp; tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các sở, ngành chức năng và địa phương; lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh và phát triển. Tỉnh luôn khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển thị trường.
Hậu Giang luôn quan tâm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư mới mang tính đột phá, phù hợp với quy định của pháp luật. Tiếp tục rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực liên quan thu hút đầu tư; đồng thời rà soát kỹ các dự án chậm tiến độ, không triển khai và không khả thi để đề xuất thu hồi chủ trương đầu tư dự án. Tham mưu UBND tỉnh thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp thông qua tổ chức hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, chuyên đề… nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sở Tài nguyên và Môi trường và các địa phương tập trung tháo gỡ các nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút đầu tư, nhất là công tác giải phóng mặt bằng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp triển khai thực hiện hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất. Sở Công thương tiếp tục đẩy mạnh và triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại và khuyến công; nâng cao chất lượng các hội chợ triển lãm, kết nối cung cầu. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động cụ thể phải mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
UBND tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng cần chủ động báo cáo và đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thông qua Tổ xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh. Nhanh chóng nắm bắt các cơ chế mới, tập trung đổi mới, sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, trình độ quản trị doanh nghiệp, nâng chất lượng hàng hóa, dịch vụ tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Đẩy mạnh liên kết hợp tác, hỗ trợ nhau trong các hoạt động sản xuất kinh doanh; quan tâm xử lý triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường… Bí thư Tỉnh ủy Lữ Văn Hùng khẳng định: Khó khăn, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết, không để kéo dài. Đặc biệt, cần phải thực hiện quyết liệt hơn và rút ngắn thời gian giải quyết cho doanh nghiệp. Các dự án hiện nay đều vướng ở khâu giải phóng mặt bằng, vì vậy các ngành, địa phương cần nghiên cứu và có giải pháp tháo gỡ, thực hiện cho hiệu quả…
Bài, ảnh: HOÀI THU