【nhận định ngoại hạng anh hôm nay】DN sản xuất thanh nhựa “chết mòn” vì hàng nhập ngoại

“Khó khăn nhân đôi”

Theảnxuấtthanhnhựachếtmònvìhàngnhậpngoạnhận định ngoại hạng anh hôm nayo nhận định của các doanh nghiệp nhựa và Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện nay các doanh nghiệp trong ngành đang phải đối mặt với khó khăn kép và “sống mòn”. Lý do được đưa ra là tình hình kinh tế thế giới suy giảm, ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế Việt Nam.

Đặc biệt, thời gian gần đây, tình trạng nhập khẩu thanh nhựa uPVC từ nước ngoài, nhất là từ Trung Quốc vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Không ít doanh nghiệp móc nối, làm ăn với những xưởng “thổ phỉ” ở Trung Quốc, làm hàng kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn, giá rẻ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dùng.

Ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á cho rằng, doanh nghiệp trong nước sản xuất được hàng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và của Châu Âu nhưng cũng gặp khó với hàng nhập ngoại giá rẻ. Ảnh: N. N
Ông Nguyễn Bá Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á cho rằng, doanh nghiệp trong nước sản xuất được hàng đạt tiêu chuẩn Việt Nam và của Châu Âu nhưng cũng gặp khó với hàng nhập ngoại giá rẻ. Ảnh: N. N

Bằng nhiều con đường khác nhau, những sản phẩm như vậy đã được đưa về, phân phối rộng khắp trên thị trường nội địa. Trong khi đó, người tiêu dùng vẫn vô tư “xài” chỉ vì hàng giá rẻ.

Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) ông Hồ Đức Lam,  cho biết, hiện đã có 20% trong tổng số hơn 2.000 danh nghiệp ngành nhựa phải đóng cửa do khó khăn.

Số doanh nghiệp sản xuất thanh nhựa uPVC làm ăn khó khăn, sản xuất đình đốn, phá sản và rời khỏi thị trường không chỉ diễn ra với các doanh nghiệp trong nước mà còn có không ít các doanh nghiệp nước ngoài. Thậm chí, trong số đó, có những dự án của chính các doanh nghiệp Trung Quốc, khi đã lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam nhưng cũng phải “chào thua” vì sợ cạnh tranh không nổi với thanh uPVC nhập khẩu giá rẻ.

Theo ông Nguyễn Bá Hùng – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (DAG), cùng với những khó khăn nói trên, các doanh nghiệp trong ngành còn phải đối mặt với tình trạng thị trường xây dựng và bất động sản khó khăn. Trong khi đó, hai lĩnh vực ấy là lực lượng chính tiêu thụ các sản phẩm thanh nhựa uPVC.

“Vượt bão” thế nào?

Ông Nguyễn Bá Hùng cho rằng, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đến nay đã được 4 năm và đang tạo hiệu ứng tích cực cũng như thành nét văn hóa dùng hàng Việt trong quần chúng nhân dân. Đó là niềm động viên, khích lệ và là kim chỉ nam không chỉ cho các doanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng mà còn với ngành hàng nhựa, trong đó có doanh nghiệp sản xuất thanh nhựa uPVC.

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thanh nhựa uPVC đang đầu tư rất lớn cho sản xuất và cung ứng hàng ra thị trường. Ảnh: N. N
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thanh nhựa uPVC đang đầu tư rất lớn cho sản xuất và cung ứng hàng ra thị trường. Ảnh: N. N

“Thanh nhựa uPVC được phát triển ở thị trường Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây nhưng đã được người tiêu dùng đón nhận vì các tính năng cách âm, cách nhiệt…rất tốt. Tuy nhiên, khi sản xuất sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, chất lượng không chỉ của Việt Nam mà còn các nước trên thế giới để tránh nguy hại tới môi trường và sức khỏe người dùng”, ông Hùng nói.

Tuy nhiên, một thực trạng gần đây là nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thanh nhựa uPVC từ nước ngoài, kém chất lượng, giá thành rẻ; lách luật, làm thất thoát tiền thuế của nhà nước. Các doanh nghiệp cho rằng, cơ quan hải quan cần tăng cường giám sát thanh nhựa uPVC nhập khẩu, đặc biệt là hàng từ Trung Quốc về. Cần rà soát lại hồ sơ nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu thanh nhựa định hình nhằm tính trúng, tính đúng và tính đủ tiền thuế của nhà nước. Ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính trong nước và người tiêu dùng được hưởng lợi với sản phẩm giá phù hợp, đảm bảo chất lượng, an toàn với môi trường.

Nhóm PV