Báo cáo gửi đến Quốc hội vừa qua cho thấy,Ưutiênnhiềunguồntàichínhứngphóbiếnđổikhíhậnhandinhbongda chuyên gia Chính phủ sẽ ưu tiên cho đồng bằng sông Cửu Long để ứng phó với biến đổi khí hậu (từ các nguồn kinh phí) so với các khu vực khác trong cả nước.
Cụ thể: Bố trí 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2018 cho các địa phương đồng bằng sông Cửu Long để xử lý các khu vực sạt lở cấp bách ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, công trình hạ tầng thiết yếu và 1.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 của Chính phủ, để hỗ trợ một số địa phương trong vùng tập trung khắc phục sạt lở.
Bên cạnh đó, Chính phủ ưu tiên vốn từ các chương trình của trung ương về ứng phó với biến đổi khí hậu, như: Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn 2012 - 2015 là 3.000 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 - 2020 là 3.130 tỷ đồng cho đồng bằng sông Cửu Long.
Khu vực này cũng sẽ được hưởng từ khoản vay ODA của Ngân hàng Thế giới 560 triệu USD. Trong đó: 250 triệu USD cho thành phố Cần Thơ, để tăng cường khả năng thích ứng của đô thị, giảm nhẹ rủi ro lũ lụt và cải thiện kết nối giao thông; 310 triệu USD cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, để xây dựng năng lực chống chịu khí hậu và đảm bảo sinh kế bền vững.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị và được Chủ tịch Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đồng thuận hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long./.
Minh Anh