您现在的位置是:88Point > Nhận Định Bóng Đá

【nhận định kèo atletico】Vững vàng trong gian khó

88Point2025-01-12 13:19:31【Nhận Định Bóng Đá】7人已围观

简介Anh dũng bám địa bànĐại tá Giám đốc - bác sĩ Nguyễn Đức Dũng - Trung tá, Chủ nhiệm chính trị Nguyễn nhận định kèo atletico

Anh dũng bám địa bàn

Đại tá Giám đốc - bác sĩ Nguyễn Đức Dũng - Trung tá,ữngvàngtronggiankhónhận định kèo atletico Chủ nhiệm chính trị Nguyễn Quang Tuyến, Thượng úy - Trợ lý chính trị Nguyễn Văn Hợi, những người có tuổi đời trẻ hơn so với thời gian ra đời của bệnh viện tự hào kể lại truyền thống hào hùng, oanh liệt của đơn vị trong những ngày sôi sục chống đế quốc Mỹ.

Phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện Quân y 268

Sát cánh cùng lực lượng vũ trang, những thầy thuốc của viện đã đi khắp các chiến dịch: Kokava, A Bia, Cốc Bai, đường 9 Nam Lào, chiến dịch năm 1972 giải phóng Quảng Trị, chiến dịch Xuân hè 1975 giải phóng Trị-Thiên. Ác liệt nhất là thời điểm chiến dịch mùa xuân 1968. Tổ phẫu thuật do bác sĩ Điểu phụ trách kiên cường bám trụ liên tục 25 ngày đêm, vượt qua muôn vàn khó khăn, nguy hiểm xông pha dưới làn mưa đạn để đến từng ngôi nhà, góc phố vừa đánh địch, vừa cứu chữa cho thương binh. Họ đã anh dũng hy sinh đến người cuối cùng. Đội điều trị 86 lọt vào vòng vây của địch ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Các thầy thuốc cùng nhân dân kề vai chiến đấu. Y tá Quân y Nguyễn Văn Nhân cùng du kích địa phương đánh trả quyết liệt, đưa thương binh thoát khỏi vòng vây địch và hy sinh anh dũng. Y sĩ Nguyễn Đức Vỹ chỉ huy các y tá, hộ lý sát cánh cùng du kích cầm chân cuộc hành quân càn quét của tiểu đoàn Mỹ tại làng Mỹ Xá để thương binh rút lui sang thôn Niêm Phò an toàn. Y sĩ Trịnh Công Hậu anh dũng hy sinh khi lấy thân mình che chở cho thương binh Nguyễn Văn Thành…

Là bệnh viện dã chiến, những năm chống Mỹ, Viện Quân y 68 cùng nhân dân Trị -Thiên chịu đựng gian khổ, hy sinh, vừa làm nhiệm vụ cấp cứu, thu dung điều trị thương, bệnh binh, vừa đào hầm giao thông, trực tiếp cầm súng đánh trả các đợt tập kích của địch, bảo đảm an toàn tính mạng cho bệnh nhân. Chỉ có tình thương vô bờ, các y tá, hộ lý mới có đủ tinh thần, sức mạnh để mỗi người chăm sóc được 40 thương binh; một bác sĩ mổ cho 5 - 6 thương binh một ngày trong hoàn cảnh chịu đói, rét; một y tá tiêm một ngày từ 200 - 250 mũi vẫn đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trong hoàn cảnh thiếu thốn, các chiên sĩ áo trắng đã vào tận rừng sâu để đào củ, hái quả, hái rau, hoặc xuống suối bắt cá, bắt tôm làm thức ăn tăng cường sức khỏe cho thương binh. Năm 1971, chiến sĩ Viện Quân y 68 góp phần đánh bại chiến dịch hành quân Lam Sơn của Mỹ -ngụy. Họ đã chia thành 2 đội phẫu thuật. Một đội dừng chân tại A So, A Lưới ( biên giới Việt-Lào). Một đội xuất quân qua Mường Noòng (Lào) để đảm bảo quân y cho toàn bộ lực lượng quân khu tác chiến. Trong số gần 800 thương binh, có những ca khá nặng đều được phẫu thương, băng bó kịp thời, đa số qua được hiểm nghèo, chuyển về hậu phương. Chiến tranh càng gần kết thúc, càng ác liệt. Các chiến sĩ Quân y Viện 68, Đội điều trị 82, Đội điều trị 86 luôn vượt lên khó khăn, đấu tranh với tử thần giành lại sự sống cho thương binh, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến trường.

Bệnh viện Quân y 268 vận chuyển bệnh nhân cấp cứu

Ngày 2/4/1975, sau gần 1 tuần Huế giải phóng, Viện Quân y 68 từ A Lưới về tiếp quản Bệnh viện Nguyễn Tri Phương của chế độ cũ tại khu vực Mang Cá, kết thúc chặng đường vẻ vang chống đế quốc Mỹ xâm lược và ngụy quyền. Cuối năm 1975. Đội điều trị 82 và Đội điều trị 86 sáp nhập với Viện Quân y 68 đổi tên thành Viện Quân y 268. Năm 1998, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 quyết định lấy ngày 26-3-1968 là mốc thành lập. Năm 2014, viện mang tên Bệnh viện Quân y 268.

Nâng cao y đức

Vừa bước qua cuộc chiến tranh khốc liệt, những người lính áo trắng lại đối mặt với muôn ngàn khó khăn, cam go của thời bình. Bệnh nhân do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, phá gỡ bom mìn, cơ cấu bệnh nội khoa diễn biến khác thường.

Cuối năm 1977 đầu năm 1978, một số cán bộ của viện đi học chuyên khoa, một số được điều động cho các đơn vị tuyến trước ở biên giới Tây Nam, thời gian này viện tiếp tục thu dung điều trị số lượng thương binh nhiều hơn (tăng 19 lần so cùng kỳ cuối năm 1976) từ biên giới Tây Nam chuyển ra, trong lúc đó 10 bác sĩ của viện bổ sung cho sư đoàn 358 đi xây dựng kinh tế ở phía nam. Cuối năm 1980, sau chiến dịch tấn công cụm phỉ tại căn cứ Phu Bia ở chiến trường Lào, số bệnh nhân vào viện tăng khiến những người thầy thuốc phải vất vả hơn để làm tròn nhiệm vụ. Khắc phục những khó khăn, thiếu thốn trong giai đoạn cả nước vừa đi qua cuộc chiến tranh, cán bộ viện đã có nhiều sáng kiến trong điều trị bệnh.

Chỉ hai năm 1978 -1979, viện đã có 30 sáng kiến có giá trị về nội khoa, ngoại khoa, đặc biệt là sáng kiến điều trị một số bệnh hiểm nghèo bằng y học cổ truyền. Hàng năm, bệnh viện có trên 20 đề tài nghiên cứu khoa học. Nhiều đề tài có giá trị điều trị bệnh cho bệnh nhân. Bệnh viện đã trang bị nhiều máy, thiết bị hiện đại và gửi cán bộ đào tạo chuyên môn tại Viện Quân y 108, 103 và Bệnh viện Trung ương Huế, Trường đại học Y Dược Huế. Ngày càng nâng cao chất lượng điều trị bệnh, luôn giáo dục về y đức cho cán bộ, nên ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho cán bộ quân đội cao cấp, thương, bệnh binh của 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị. Thừa Thiên Huế, bệnh viện còn thực hiện khám 17 ngàn thẻ BHYT, chăm sóc sức khỏe cho học sinh, người lao động…

Những tháng ngày gian khổ, ác liệt nhất của chiến tranh được đồng bào xã Hồng Trung, huyện A Lưới cưu mang để Bệnh viện Quân y 268 phát triển, trưởng thành. Đó cũng là tình nghĩa thủy chung khi hàng năm bệnh viện trở về với đồng bào để khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, thăm hỏi, trao quà cho người dân. Không chỉ thế, bệnh viện còn khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho một số địa phương còn gặp khó khăn ở thành phố Huế và các xã vùng sâu, vùng xa. Với tinh thần của người lính, xông pha nơi khó khăn nhất để bảo vệ sức khỏe cho chiến sĩ, cho nhân dân. 25 năm qua, từ năm 1991 đến nay, hai năm một lần, bệnh viện lại đưa bác sĩ, y sĩ chi viện cho đảo Trường Sa (Khánh Hòa).

Những người lính áo trắng làm nên trang sử vàng Bệnh viện Quân y 268, giờ mỗi người một nơi. Người còn, kẻ mất, nhưng chiến công của họ mãi mãi là ngọn đuốc cho các thế hệ sau.

Đinh Hoàng Xuân Hồng

很赞哦!(5)