【bảng xếp hạng bóng đá ukraina】Chứng khoán tuần: Vẫn chiêu kéo trụ

chứng khoán tuầnVN-Index sẽ còn lên cao?ứngkhoántuầnVẫnchiêukéotrụbảng xếp hạng bóng đá ukraina

Các phân tích về thị trường hiện tại không có độ tin cậy cao nữa, vì chủ yếu đánh giá thị trường qua chỉ số VN-Index. Trong khi đó chỉ số này đang vận động một cách khác thường do bị chi phối bởi nhiều nhân tố.

Hạn chế căn bản của chỉ số VN-Index chính là ở công thức tính toán, bị tác động quá nhiều bởi trọng số vốn hóa thị trường của cổ phiếu. Nó giống như sự lệch lạc trong việc tính thu nhập bình quân đầu người, khi một đại tỷ phú có thể nâng mức thu nhập cả một làng nhặt ve chai, đồng nát lên rất cao. VN-Index cũng vậy, chỉ cần một nhóm cổ phiếu rất lớn tăng giá, ngay cả khi toàn thị trường còn lại giảm giá, chỉ số vẫn có thể tăng.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng 1,2% và cả tuần tăng 1,6%. Tuy nhiên khi nhìn vào cơ cấu tăng giá của các cổ phiếu, sự lệch lạc có thể thấy rất rõ: Sàn HSX tuần qua chỉ có được 98 cổ phiếu tăng giá. Như vậy chỉ có 28,3% số cổ phiếu có đóng góp vào mức tăng 1,6% nói trên. Còn lại 195 cổ phiếu giảm giá (56,4%) hoặc đứng im hoặc không có giao dịch.

Cổ phiếu có tác động lớn nhất VN-Index và VN30Index tuần qua là ROS, mã tăng 38,71%. Đây là cổ phiếu kỳ lạ nhất thị trường vì mức tăng quá mạnh mà không có lý do cụ thể. Không có yếu tố cơ bản nào đủ biện hộ cho mức tăng giá gần đây của ROS.

Tuy nhiên việc ROS tăng vẫn là sự đã rồi và VN-Index cũng đã chịu tác động. Với mức tăng giá càng ngày càng cao và không biết bao giờ sẽ dừng lại, ROS dự kiến sẽ đẩy VN-Index lên cao hơn nữa. Chỉ trong đúng 1 tháng (từ 27/9), ROS tăng 85% giá trị và vốn hóa nhảy từ vị trí thứ 13 lên vị trí thứ 6 đối với VN-Index.

Cổ phiếu xếp thứ hai sau ROS trong thứ tự gây nhiễu loạn là SAB, tăng giá 3,89% trong tuần qua. Mức tăng giá tuy kém hơn ROS nhưng SAB lại có vốn hóa gấp 1,9 lần và chỉ đứng sau VNM. Do đó SAB tăng giá nhẹ cũng đủ khiến VN-Index nhảy loạn xạ.

Các cổ phiếu lớn khác tham gia ảnh hưởng lên chỉ số tuần qua còn là VIC tăng 3,07%, VCB tăng 2,94%, VNM tăng 2,63%. Ngay bản thân chỉ số VN30Index tuần qua cũng chỉ có 12/30 cổ phiếu tăng giá nhưng chỉ số tăng 2,6%.

Nếu tuần tới các cổ phiếu này tiếp tục hợp lực tăng giá thì VN-Index lẫn VN30Index sẽ còn tiếp tục tăng mạnh. Lúc này các chỉ số đại diện cho toàn thị trường thực chất chỉ là đại diện cho một nhóm nhỏ cổ phiếu. Vì vậy sẽ là hồ đồ nếu nói rằng thị trường chứng khoán đang tăng mạnh do chỉ số VN-Index tăng mạnh.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 27/10

Giá đóng cửa ngày 20/10

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 27/10

Giá đóng cửa ngày 20/10

Mức tăng (%)

FCM

6.5

8

-18.75

ROS

196

141.3

38.71

HAI

9.04

11.1

-18.56

PNC

28

22

27.27

ABT

27.75

33.5

-17.16

CYC

2.2

1.9

15.79

VNS

15.25

17.5

-12.86

DTA

8.1

7.2

12.5

TCO

11.05

12.65

-12.65

VRC

22.35

19.9

12.31

NAV

4.89

5.58

-12.37

ASM

12

10.75

11.63

AGR

4.8

5.44

-11.76

MCP

28.8

26.1

10.34

GIL

30.85

34.9

-11.6

HLG

9.98

9.05

10.28

TNT

3.2

3.62

-11.6

NT2

31

28.35

9.35

CDO

2.96

3.34

-11.38

IDI

9.4

8.6

9.3

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 27/10

Giá đóng cửa ngày 20/10

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 27/10

Giá đóng cửa ngày 20/10

Mức tăng (%)

PIV

20.7

31

-33.23

HAT

46.9

40

17.25

DST

21

28.4

-26.06

ALV

16

14.1

13.48

DZM

4

5.4

-25.93

AMV

17

15

13.33

PCG

7.2

9.6

-25

BBS

13.4

12

11.67

NAG

7.1

8.7

-18.39

DPC

17.5

15.8

10.76

PDC

3.7

4.5

-17.78

MIM

14.9

13.6

9.56

PVV

1.4

1.7

-17.65

CTX

21.1

19.4

8.76

HKT

3

3.6

-16.67

UNI

5

4.6

8.7

CTS

9.38

11

-14.73

VIE

7.5

6.9

8.7

PSE

10

11.7

-14.53

CCM

42

39

7.69

Thanh khoản giảm

VN-Index tăng cao hơn thường được xem là dấu hiệu của thị trường tiếp tục tăng và lôi kéo nhà đầu tư quay lại thị trường. Đây cũng không phải là điều đã diễn ra trong tuần qua. Thậm chí ngay cả ở phiên giao dịch tăng mạnh bất ngờ cuối tuần qua thì thanh khoản vẫn sụt giảm.

Cụ thể, tổng giá trị giao dịch của thị trường đã giảm gần 18% và tổng giá trị khớp lệnh giảm gần 15%. Tính chung cả tuần, tổng giá trị giảm khoảng 8% so với tuần trước, giá trị khớp lệnh giảm 15%. Rõ ràng không thể nói rằng dòng tiền đang quay lại thị trường được, vì giá trị giao dịch đang ngày càng giảm đi.

Do sự lệch lạc từ chỉ số, chỉ khi nắm giữ các blue-chips mới có thể giúp nhà đầu tư sinh lời theo thị trường. Tuy nhiên ngay cả các blue-chips tuần qua cũng không cho thấy có biểu hiện của việc nhà đầu tư đổ xô vào nắm giữ. Cụ thể, giá trị giao dịch ở nhóm VN30 giảm gần 22% so với tuần trước. Giao dịch có thể rất lớn ở ROS, nhưng các cổ phiếu khác thì không.

Như vậy, tình hình thị trường hiện tại là chỉ số VN-Index cứ tăng, nhưng nhà đầu tư không có được lợi nhuận. Hiện tượng thay đổi danh mục đầu tư cũng không xảy ra. Vì vậy có thể đặt dấu hỏi về tính bền vững của diễn biến tăng này.

Tình trạng thị trường quái lạ này cũng đặt ra vấn đề cần đánh giá cơ hội theo một cách khác, thay vì chỉ nhìn vào VN-Index. Các danh mục đầu tư so sánh mức tăng trưởng của mình với chỉ số đang trở nên kém chính xác. Thậm chí cảm tính của cộng đồng đối với thị trường chứng khoán cũng sai lệch. Khi các báo cáo liên tục nói tới mức tăng trưởng của chỉ số thì có thể dẫn đến hiểu sai về thực trạng của thị trường, tạo ra ảo tưởng về thị trường.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

16.10.2017

3,887.5

233.2

313.9

17.10.2017

3,899.4

164.2

238.7

18.10.2017

4,679.8

252.8

347.1

19.10.2017

4,079.9

159.5

295.7

20.10.2017

4,363.8

238.7

250.5

23.10.2017

4,322.3

260.0

182.9

24.10.2017

3,230.6

259.8

271.3

25.10.2017

3,024.0

127.5

212.1

26.10.2017

3,864.1

140.3

225.1

27.10.2017

3,304.7

144.8

153.7

Trọng Nghĩa