Thể thao

【monaco đấu với reims】Chuyện thoát nghèo của gia đình anh Danh Bảo

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Cúp C2  查看:  评论:0
内容摘要:Lúc ra riêng, vợ chồng anh được cha mẹ cho 1 công đất ruộng để làm kinh tế monaco đấu với reims

Lúc ra riêng,ệnthotnghocủagiađnhanhDanhBảmonaco đấu với reims vợ chồng anh được cha mẹ cho 1 công đất ruộng để làm kinh tế. Bằng ý chí quyết tâm cộng với sự siêng lao động, nay gia đình anh đã thoát nghèo, được nhiều người đến học hỏi kinh nghiệm. Đó là gia đình anh Danh Bảo, ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ.

Nhờ cần cù lao động nên gia đình anh Bảo đã thoát nghèo.

Được sự giới thiệu của ông Nguyễn Sơn Tùng, Bí thư Chi bộ ấp 4, xã Xà Phiên, chúng tôi đến nhà cũng là lúc anh Bảo vừa mới đi làm công trình về (anh là thợ hồ).

Được biết, anh đi xây công trình như thế đã gần 2 năm, trung bình mỗi ngày được 200.000 đồng. Anh Bảo cho biết: “Trước đây, tôi không biết làm hồ. Thấy địa phương xây dựng một số cống ngăn mặn nên xin và học hỏi dần rồi biết”.

Mới 42 tuổi nhưng trông anh khá già, có lẽ đó cũng vì mưu sinh. Vợ chồng anh ra riêng vào năm 2001, được cha mẹ cho 1 công đất để làm kinh tế. Đất ít cộng với lúc ấy anh thiếu kiến thức chăn nuôi, trồng trọt nên gia đình lâm vào cảnh nghèo khó. Không chịu khuất phục trước khó khăn, vợ chồng anh bắt đầu đi làm thuê với đủ thứ nghề, cộng với nuôi heo nái. Lúc đầu, chỉ nuôi 1 con, dần dần thấy hiệu quả anh mới nâng lên 2 con từ năm 2009 cho đến nay. Trung bình, mỗi con heo nái đẻ được 2 lứa/năm, mỗi lứa khoảng 10 con. “Lúc đó, tôi bán heo con có giá lắm, trừ chi phí lời từ 700.000-800.000 đồng/con. Thấy mà ham!”, anh Bảo cho biết.

Không dừng lại ở đó, gia đình anh còn nuôi cá trê, cá lóc trong vèo. Do diện tích đất có hạn nên anh chỉ nuôi khoảng 5kg cá bột mỗi loại và 6 tháng thu hoạch 1 lần. Để giảm chi phí, mỗi đêm vợ chồng anh đi bắt ốc về lể ra cho cá ăn. Anh lấy phần đuôi ốc cho cá ăn còn phần đầu ốc anh bán, mỗi đêm cũng kiếm khoảng 40.000 đồng.

Anh quan niệm “còn trẻ không cố gắng làm ăn, đến già lấy sức đâu mà làm”, do đó, anh mạnh dạn mua thêm cặp trâu để nhân giống. Lúc đó, tiền dành dụm gia đình còn ít, chỉ đủ mua 1 con 20 triệu đồng, còn lại anh vay ngân hàng để mua. Thành quả không ngại khổ ngại khó của anh là hơn 1 năm sau từ 2 con trâu ban đầu cho ra 1 con nghé. Thấy vậy, anh bán trâu đực với giá 27 triệu đồng và dự định bán tiếp trâu mẹ để lấy tiền mua 1 con nghé khác. “Mấy hôm trước có người đến trả 25 triệu đồng mà tôi không bán. Nếu bán thì trong vòng hơn 1 năm từ 2 con trâu mua về gia đình tôi lời 12 triệu đồng cộng với 1 con nghé”, anh Bảo tính.

Cùng với đó, để giảm chi phí sinh hoạt gia đình, tận dụng những khoảng đất trống quanh nhà, vợ chồng anh trồng hoa màu với khá nhiều loại như khoai môn, rau muống, đậu đũa… Từ đó, không chỉ giúp gia đình đỡ tốn chi phí trong mua thức ăn hàng ngày mà còn đem bán, trung bình khoảng 300.000 đồng/tháng.

Theo anh Bảo, tuy năm nay giá heo hơi giảm so với những năm trước nhưng vẫn không ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế gia đình. Lứa heo vừa rồi anh chỉ lấy lại vốn nhưng công việc làm hồ của anh khá thuận lợi, khoảng 25 ngày/tháng. Riêng năm nay, từ việc nuôi cá, làm hồ, trồng hoa màu,… trừ chi phí, gia đình anh thu về gần 30 triệu đồng. “Do năm nay giá heo hơi sụt nên gia đình tôi có thu nhập chỉ bấy nhiêu, chứ năm 2015-2016, gia đình tôi tổng thu được gần 50 triệu đồng”, chị Thị Kim Sửa (vợ anh Bảo) cho hay.

Khi được hỏi bí quyết để hai vợ chồng vượt qua khó khăn, thử thách, chị Sửa thẳng thắn chia sẻ, ngoài việc cố gắng làm ăn, chi tiêu hợp lý thì sự đồng lòng của hai vợ chồng là không thể thiếu. Theo đó, mọi việc làm ăn dù lớn hay nhỏ trong gia đình đều được hai vợ chồng bàn với nhau, bởi “đồng vợ đồng chồng tát Biển Đông cũng cạn”.

“Tuy gia đình tôi có nhiều công việc như thế nhưng được hai vợ chồng sắp xếp rất hợp lý. Ví dụ như buổi sáng trước khi đi làm anh Bảo phụ tôi cho heo, cho cá ăn; sau đó, tôi ở nhà chuẩn bị cơm nước, trưa thì tôi đi cắt cỏ cho trâu ăn. Khoảng 15 giờ chiều, anh Bảo về phụ tôi tắm trâu…”, chị Sửa chia sẻ.

Nhìn đứa con gái (Thị Hồng Nhung) ngồi cạnh bên năm nay lên lớp 10, chị Sửa tự hào khoe, biết cha mẹ vất vả lo cho cuộc sống nên cháu luôn cố gắng học tập và 9 năm liền đều là học sinh khá, giỏi. “Em sẽ cố gắng học thật tốt để sau này có việc làm ổn định phụ giúp cha mẹ và giúp ích cho quê hương”, Thị Hồng Nhung hứa.

Theo ông Nguyễn Sơn Tùng, ấp 4 có gần 450 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có trên 170 hộ nghèo. Thời gian qua, ấp đã thụ hưởng các chương trình, dự án của Trung ương, tỉnh về hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình đồng bào dân tộc gặp khó khăn nên cuộc sống cải thiện đáng kể, đặc biệt, xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả. “Gia đình anh Danh Bảo là một trong những tấm gương điển hình trong chí thú làm ăn, cần cù trong lao động và đã thoát nghèo, đồng thời còn chấp hành rất tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Anh Bảo thật sự là tấm gương tiêu biểu để nhiều hộ đồng bào dân tộc học hỏi trong chí thú làm ăn, vươn lên thoát nghèo”, ông Tùng nói.

Bài, ảnh: NHẬT TÂN

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap