您现在的位置是:88Point > Thể thao
【kết quả bóng đá ukraine】Cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu
88Point2025-01-24 22:01:51【Thể thao】3人已围观
简介Nhiều cơ hội phát triển công nghiệp bán dẫn vùng Đông Nam Bộ Viettel tham gia sáng kiến cổng mở của kết quả bóng đá ukraine
Nhiều cơ hội phát triển công nghiệp bán dẫn vùng Đông Nam Bộ Viettel tham gia sáng kiến cổng mở của Hiệp hội Di động toàn cầu Hơn 300 doanh nghiệp sẽ dự Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh,ơhộiđểViệtNamthamgiavàochuỗigiátrịngànhcôngnghiệpbándẫntoàncầkết quả bóng đá ukraine chuỗi cung ứng toàn cầu 2024 Cơ hội để công nghiệp bán dẫn Việt Nam cất cánh Xây dựng Việt Nam thành tháp nhân lực toàn cầu để thu hút đầu tư về công nghiệp bán dẫn |
Cơ hội “nghìn năm có một”
Phát biểu tại Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 20 năm qua, ngành công nghiệp bán dẫn đã có sự tăng trưởng nhanh và tác động lớn ở nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới. Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Nhiều quốc gia, nền kinh tế trên thế giới đều mong muốn tham gia và có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thực hiện một số hành động cụ thể để phát triển ngành công nghiệp quan trọng này. Ngay cả các quốc gia phát triển cũng sẵn sàng bỏ ra hàng tỷ USD (khoảng 30 - 50% tổng đầu tư) để hỗ trợ các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư các dự án bán dẫn tại nước họ.
Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, để tận dụng nguồn nhân lực, các doanh nghiệp ngành công nghiệp bán dẫn đã và đang chuyển hướng đến các nước khu vực châu Á để đặt trụ sở, nhà máy. Trong đó, Việt Nam có một số lợi thế chính để khẳng định mình đã sẵn sàng cho ngành công nghiệp bán dẫn, đó là quyết tâm chính trị cao từ trung ương đến địa phương; môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI lớn trong lĩnh vực điện tử. Hiện đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)...
Cùng với đó, Việt Nam cũng là quốc gia có lực lượng lao động có chất lượng, chi phí hợp lý đã và đang hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử dễ dàng chuyển đổi sang, với hơn 50% dân số dưới 30 tuổi (thời kỳ dân số vàng) và khoảng 1,8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng hàng năm. Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với hầu hết các nước có ngành công nghiệp bán dẫn phát triển. Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện nêu rõ 2 nội dung hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghệ cao trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ít quốc gia mà Hoa Kỳ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác nhằm phát triển hệ sinh thái ngành công nghiệp bán dẫn, trong đó nhấn mạnh đến việc hợp tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành.
“Với bối cảnh và lợi thế trên, Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Có thể khẳng định nguồn nhân lực chính là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới. Ảnh minh hoạ: H.Dịu |
Phát huy lợi thế nguồn nhân lực
Theo ước tính, nhu cầu thế giới sẽ cần tăng thêm hơn 1 triệu nhân sự vào năm 2030 cho tất cả các khâu thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đóng gói và kiểm thử chip. Với nguồn cung lao động dồi dào và lực lượng lao động có chất lượng, có thể khẳng định nguồn nhân lực chính là lợi thế lớn nhất và nổi bật nhất của Việt Nam so với các quốc gia, nền kinh tế khác trên thế giới. Vì vậy, việc tập trung đầu tư, đào tạo, đào tạo lại cho lực lượng lao động để trong thời gian sớm nhất có thể gia nhập vào thị trường lao động là một hướng đi chiến lược, là yếu tố quyết định để có thể tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư, tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh và bền vững dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Marc Woo, Giám đốc điều hành Google Việt Nam cho biết, với tư cách là Giám đốc điều hành của Google tại Việt Nam, ông đã được tận mắt chứng kiến tinh thần đổi mới sáng tạo tuyệt vời của Việt Nam.
“Theo tôi, đầu tiên, việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam. Ví dụ như với những thị trường mới nổi, rất cần cơ sở hạ tầng phù hợp để phát triển tài năng trí tuệ nhân tạo. Họ cần được tiếp cận với điện toán đám mây. Chính việc thúc đẩy các luồng dữ liệu xuyên biên giới đáng tin cậy cũng sẽ bảo đảm cho việc chia sẻ các bộ dữ liệu, thông tin và chuyên môn cần thiết để nuôi dưỡng tài năng trí tuệ của Việt Nam. Thứ hai không kém phần quan trọng là kế hoạch nâng cao kỹ năng trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ. Các nền kinh tế được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo yêu cầu phải có một lực lượng lao động thông thạo về trí tuệ nhân tạo. Tôi xin đưa ra một số ví dụ về cam kết của Google đối với thị trường Việt Nam như gần đây chúng tôi đã đưa ra 40.000 suất học bổng Chứng chỉ nghề nghiệp của Google về trí tuệ nhân tạo trên khắp Việt Nam. Chương trình này sẽ trang bị cho người lao động những kỹ năng cần thiết để họ có thể phát triển bản thân trong thị trường việc làm về trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, chúng tôi cũng cho rằng Chính phủ nên đưa ra những chính sách mang tính hỗ trợ để thúc đẩy thành lập một hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo mạnh mẽ, bao gồm những chính sách về ưu tiên điện toán đám mây”, Giám đốc điều hành Google Việt Nam thông tin thêm.
Singapore đã công bố “Bản đồ chuyển đổi ngành điện tử” để đầu tư hơn 19 tỷ USD vào ngành công nghiệp bán dẫn trong 5 năm. Hàn Quốc công bố Chiến lược “Vành đai chip bán dẫn” với kế hoạch chi tiêu 450 tỷ USD trong 10 năm. Ấn Độ đã công bố sáng kiến “Nhiệm vụ Công nghiệp bán dẫn Ấn Độ” với 9,1 tỷ USD, hỗ trợ lên đến 50% chi phí. Hoa Kỳ đã ban hành Đạo luật CHIPS để cung cấp 52 tỷ USD hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn. Trung Quốc đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ 120-150 tỷ USD vào nền công nghiệp bán dẫn từ năm 2014... |
很赞哦!(14)
相关文章
- Thời tiết Hà Nội 15/9: Mát mẻ, khả năng có mưa
- Bắt tạm giam 4 phóng viên, cộng tác viên cưỡng đoạt tài sản ở Lâm Đồng
- Kiến nghị cải tạo tuyến đường La Sơn
- VEC sẽ sẵn sàng chỉ thu phí không dừng trên các tuyến cao tốc từ 1/8
- Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
- Người đàn ông đi lạc hơn 300km được công an chăm sóc, giúp tìm người thân
- Cảnh báo xuất hiện tên biến thái 'canh me' phụ nữ sờ ngực rồi bỏ chạy
- Tân Thạnh: Xét xử 18 đối tượng gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ
- Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- Nhiều doanh nghiệp chung tay chăm sóc, bảo dưỡng xe máy miễn phí cho sinh viên
热门文章
站长推荐
Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
Suốt 1 giờ giải cứu nạn nhân vụ sạt lở đất ở Vĩnh Phúc, 1 người tử vong
2 người bị nước cuốn tử vong khi lái xe qua suối ở Vườn Quốc gia Tam Đảo
Thanh niên Bù Gia Mập quan tâm nhiều về chuyển đổi số
Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
Hiện tượng bí ẩn quanh năng lực siêu phàm của động vật
SHB nhận Bằng khen tại Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long 2024
Kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 và trao Giải thưởng Kovalevskaia năm 2014
友情链接
- Vợ chồng Trương Đình mở công ty mới sau scandal lừa đảo nghìn tỷ
- Lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA
- Săm lốp Việt Nam bị điều tra chống bán phá giá tại Thổ Nhĩ Kỳ
- MC Hải Yến VTV: Chạnh lòng trước những bình luận ác ý
- Nhiều công ty du lịch mở tour mới trong dịp hè
- Nhộn nhịp thị trường hoa Tết
- 3 phương thức để không mua phải vé máy bay giả mạo
- Tăng thuế Bảo vệ môi trường từ năm 2019 để không tác động đến CPI 2018
- Mẹ 69 tuổi ít người biết của Quang Lê: Xuất thân giàu có, không ép con lấy vợ
- Tiêu hủy hơn 1 tấn thịt bẩn