88Point

Từ năm 2016 đến nay, hàng trăm hécta điều c̗ kết quả giải vô địch bỉ

【kết quả giải vô địch bỉ】Nông dân Đăng Hà lại cưa điều!

Từ năm 2016 đến nay,ng dkết quả giải vô địch bỉ hàng trăm hécta điều của người dân xã Đăng Hà liên tục xảy ra tình trạng khô cành, cháy lá và bị sâu đục thân phá hoại dẫn đến mùa màng thất thu. Nhiều vườn điều 3 năm liên tục không có trái, cây chết khô nên người dân phải đốn hạ. Hai bên tuyến đường từ thôn 5 đến cầu Phước Cát, những đống củi điều xếp đầy ven đường chờ bán. Những quả đồi ngày trước được phủ xanh bằng cây điều thì nay trơ trọi, trọc lóc nham nhở vì dấu vết của gốc điều bị cưa, cắt để lại. Dưới chân đồi, những cành điều bị người dân cưa bỏ lại hàng đống lớn.

Xe chở củi điều của nông dân xã Đăng Hà (Bù Đăng) ra ven đường chờ bán

Gia đình ông Lục Văn Triều ở thôn 5, xã Đăng Hà có 3 ha điều 18 năm đang phải cưa bỏ để trồng cây khác. Ông Triều cho biết: “Những năm trước, vườn điều thu hơn 8 tạ/năm, 3 năm trở lại đây bị mất trắng. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết, rồi sâu bệnh phá hoại khiến cây điều bị khô cành, cháy bông không đậu trái. Để cứu vườn điều, tôi đã mua các loại thuốc dưỡng cây, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh và bón phân cải tạo vườn nhiều lần nhưng không ăn thua, điều vẫn khô cành, những cây sống thì còi cọc không ra bông. Dù kiên nhẫn cải tạo vườn nhưng qua 3 năm không thu được một hạt nên tôi đành phải chặt bán củi và sẽ thay thế cây trồng khác”.

Còn gia đình ông Mông Văn Luyện, cùng trú thôn 5, có 1 ha điều hơn 10 năm. Điều của gia đình ông trồng trên một quả đồi gần nhà. Hơn 3 năm nay, cây điều bị sâu bệnh tấn công làm khô bông, khô cành không có trái khiến đời sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Nhà ông Luyện có 5 người, kinh tế đều dựa vào 1 ha điều. Nếu phải cưa bỏ, trồng lại cây khác thì cuộc sống của gia đình sẽ rất bấp bênh nhưng để lại vườn thì không có nguồn thu. Ông Luyện cũng chưa biết chọn loại cây gì để thay thế, còn trồng lại điều thì không biết đến lúc nào mới có nguồn thu. “Mấy năm trước, vườn điều của gia đình tôi thu hơn 1 tấn/năm, tương đương trên 30 triệu đồng, đủ tiền sinh hoạt hằng ngày. Nay cây không có trái, lại bị sâu đục thân và dịch bệnh hoành hành nên phải cưa bỏ” - ông Luyện nói.

Hầu hết những hộ dân đang cưa bỏ vườn điều đều bị thất thu nhiều vụ liền, hoặc mất trắng trong nhiều năm. Trong khi đó, việc cưa điều bán củi cũng chẳng được bao nhiêu. Theo một số người dân ở xã Đăng Hà, cách đây khoảng 2-3 tháng, trung bình 1 ha điều thu được khoảng 3-4 triệu đồng tiền củi, thì nay rất ít người hỏi mua. Nhiều người tính toán, chi phí trồng cao su tại Đăng Hà sau khi cưa bỏ vườn điều sẽ khoảng 10 triệu đồng/ha. Thế nhưng, địa hình của Đăng Hà chủ yếu là đồi núi và dốc nên rất khó cho việc trồng cao su, còn các loại cây trồng mới thì chưa được kiểm định về hiệu quả kinh tế. Ông Bàn Văn Lưu, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Đăng Hà hiện có 1.800 ha điều. Từ năm 2017, các vườn điều ở Đăng Hà đã bị mất mùa nhưng vẫn còn cái để thu. Đến vụ điều năm 2018 thì gần như mất trắng. Bình quân 1 ha điều người dân chỉ thu được hơn nửa tạ. Trước tình hình ấy, lãnh đạo UBND huyện Bù Đăng và các ngành chức năng đã đến kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ vật tư giúp người dân phòng trừ, xử lý sâu bệnh hại, nhưng kết quả không khả quan. Do đó, từ tháng 1 đến đầu tháng 6-2018, người dân trên địa bàn xã đã cưa bỏ trên 135 ha điều đang kinh doanh để chuyển đổi qua các cây trồng khác, chủ yếu là cao su, cây keo và tầm vông. Tuy nhiên, thực tế diện tích điều mà nông dân cưa bỏ còn nhiều hơn, bởi hiện nhiều hộ vẫn tiếp tục cưa bỏ cây điều”.

Điều đáng nói, nhiều hộ cưa điều vì cây chết, sâu bệnh và mất mùa nhưng vẫn chưa biết phải trồng lại cây gì. Do vậy, chính quyền địa phương và các ngành liên quan cần hướng dẫn người dân để không xảy ra tình trạng chuyển đổi tràn lan như trước đây. Bởi chuyển đổi cây trồng không có hiệu quả sẽ gây tổn thất về kinh tế, tốn công sức, tiền của và thời gian cho nông dân dẫn tới tình trạng tái nghèo là điều khó tránh khỏi.

Gia Nghi

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap