La liga

【kèo psg】“Khi khá, mình giúp lại cuộc đời”

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Đầu xuân, đầu năm mới, nhiều người ngại nói đến chuyện nghèo, nhưng thành kèo psg

Đầu xuân,ạicuộcđờkèo psg đầu năm mới, nhiều người ngại nói đến chuyện nghèo, nhưng thành quả giảm nghèo năm 2021 của Hậu Giang là một câu chuyện đáng kể về sự vươn lên và nỗ lực, cùng với cộng đồng trách nhiệm.

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trong năm 2021 do Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh hỗ trợ.

Cuộc sống sang trang mới

“Nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của chị Thu, gia đình tôi thoát nghèo, cuộc sống ổn định, còn mừng gì cho bằng”, bà Huỳnh Mai Lý, ở ấp 10, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, mở đầu câu chuyện bằng những lời tâm sự chân tình.

Người mà bà Lý nhắc đến là bà Lê Thị Ngọc Thu, Giám đốc Hợp tác xã Thanh Tú. Bà Thu là người đã đem nghề đan lục bình đến với chị em vùng quê, nhờ nghề này nhiều người có nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Tay thoăn thoắt luồn những cọng lục bình phơi khô vào nhau để đan tấm thảm, bà Lý chia sẻ: Trước đây, gia đình bà là hộ nghèo, nhà có hơn 1 công ruộng, vợ chồng bà đi làm mướn quanh năm nhưng mãi túng thiếu. Rồi được bà Thu hướng dẫn nghề đan lục bình, thời gian đầu thu nhập không được bao nhiêu, dần dà làm được nhiều, sản phẩm đẹp mắt, thu nhập tăng lên. “Chị Thu hướng dẫn tận tình từ cách đan, nối dây sao cho sản phẩm đảm bảo thẩm mỹ. Nhờ có nghề này mà gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định, cộng thêm tiết kiệm trong các khoản chi tiêu, sau mấy năm chí thú làm ăn đã thoát được cảnh nghèo”, bà Lý bộc bạch.

Năm 2021, gia đình bà càng vui hơn khi căn nhà lụp xụp ngày nào đã được cất mới vững chãi, sạch đẹp. Trong tâm trạng phấn khởi, bà Lý cho biết: “Nghề đan lục bình không khó lại cho thu nhập khá, nếu chịu khó cũng kiếm được khoảng 3 triệu đồng, còn không thì cũng hơn triệu đồng mỗi tháng”.

Bà Thu kể: Bà biết đến nghề đan lục bình do một người quen ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp hướng dẫn. Thấy nghề này có thể tạo việc làm cho chị em vùng nông thôn, nên sau khi biết nghề bà tập hợp chị em trong xóm để dạy lại những gì mình được học. Khi mọi người thành thạo tay nghề, bà bắt đầu nghĩ đến chuyện thu mua sản phẩm từ chị em để bán. Thế là tổ hợp tác được thành lập không lâu sau đó để thu mua sản phẩm đan đát từ lục bình, cung cấp ra thị trường, đến năm 2008 tổ hợp tác được nâng lên thành Hợp tác xã Thanh Tú. “Bà con làm nghề thủ công mỹ nghệ ở đây rất an tâm vì nguyên liệu là cây lục bình khô, được hợp tác xã cung ứng đầy đủ và sản phẩm làm ra cũng được đơn vị tiêu thụ theo hợp đồng. Hiện nay, hợp tác xã tạo việc làm ổn định cho trên 50 lao động tại địa phương, thu nhập mỗi ngày từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng. Điều mà tôi phấn khởi nhất là với nghề đan đát này đã giúp được 7 hộ thoát nghèo trong những năm qua như hộ chị Lý, hộ em Thủy...”, bà Thu cho hay.

Ở các địa phương, hoạt động đỡ đần, san sẻ, mở rộng tấm lòng như bà Thu khá nhiều. Với sự quan tâm, tạo điều kiện ấy, nhiều người đã nỗ lực, vượt khó vươn lên cải thiện cuộc sống, góp phần cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nhất là trong bối cảnh chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giảm nghèo hiệu quả, khởi sắc những vùng quê

Năm 2021 có nhiều ý nghĩa với gia đình bà Nguyễn Thị Của, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, bởi đã thoát nghèo. Không ruộng đất, thu nhập gia đình phụ thuộc vào số tiền làm thuê làm mướn của con trai và con gái bà, do đó căn nhà xuống cấp bấy lâu không có khả năng dựng lại. Nhằm giúp gia đình bà có điều kiện vươn lên ổn định cuộc sống, Hội Liên hiệp Phụ nữ phường IV cùng với chính quyền địa phương đã vận động hỗ trợ gia đình căn nhà. Không còn lo lắng về nhà ở, các con của bà càng cố gắng lao động. “Các ngành, các cấp, địa phương luôn quan tâm hỗ trợ gia đình. Qua rà soát chấm điểm theo các tiêu chí, gia đình đã chính thức thoát nghèo, cả nhà mừng lắm”, bà Của bộc bạch.

Nhờ bà Thu (trái) nhiệt tình hướng dẫn, bà Lý (phải) biết nghề đan lục bình, thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo.

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, các huyện, thị, thành phố có nhiều nỗ lực trong thực hiện công tác này, góp phần nâng cao đời sống người dân. Là một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao và chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19, huyện Phụng Hiệp đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 5,62% vào đầu năm xuống còn 3,51% vào cuối năm, số hộ cận nghèo cũng giảm mạnh. Theo bà Đỗ Thị Ngọc Trúc, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp: Tùy vào hoàn cảnh, nguyên nhân nghèo của từng hộ mà địa phương có hướng hỗ trợ, giúp đỡ phù hợp. Chẳng hạn, với những hộ thiếu đất sản xuất thì hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm; nếu có đất mà thiếu vốn thì hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện mô hình làm ăn. Cùng với đó, tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, bởi chỉ khi nào người nghèo ý thức được trách nhiệm của bản thân mình, gia đình mình, thì mới tránh được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cố gắng vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Ngoài ra, triển khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 một cách đầy đủ, kịp thời.

Để giúp người dân thoát nghèo bền vững, nhiều địa phương đã hỗ trợ hộ nghèo có trọng tâm, trọng điểm. Vì thế, dù chịu nhiều tác động của dịch Covid-19, song với những giải pháp giảm nghèo linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, đặc thù của từng địa phương, qua số liệu sơ bộ tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn Tỉnh giảm đáng kể, vượt so với chỉ tiêu đề ra. Nếu như đầu năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chiếm 3,46% thì đến cuối năm giảm còn 2,23%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 3,56% xuống còn 2,47%.

Kết quả này không chỉ là nỗ lực vượt khó của các hộ nghèo, hộ cận nghèo mà còn thể hiện quyết tâm đồng lòng của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở trong công tác chăm lo cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Nếu như đầu năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo của Tỉnh chiếm 3,46% thì đến cuối năm qua, kết quả rà soát sơ bộ giảm còn 2,23%; tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 3,56% xuống còn 2,47%.

Trong năm 2021, toàn Tỉnh có trên 100.000 người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và người sinh sống ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.  Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập trên 5.700 lượt học sinh thuộc hộ nghèo. Từ nguồn vận động UBMTTQ Việt Nam các cấp, các hội đoàn thể, đã hỗ trợ xây dựng mới và sửa chữa 700 căn nhà Đại đoàn kết.

 

BÍCH CHÂU

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap