您现在的位置是:88Point > La liga

【số liệu thống kê về theo hernandez】Stavian khởi động dự án 1,5 tỷ USD; LEGO xây nhà máy hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương

88Point2025-01-11 23:01:01【La liga】6人已围观

简介Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý tron số liệu thống kê về theo hernandez

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Stavian nhận chuyển giao công nghệ hóa dầu,ởiđộngdựántỷUSDLEGOxâynhàmáyhơntỷUSDtạiBìnhDươsố liệu thống kê về theo hernandez khởi động dự án1,5 tỷ USD ở Quảng Ninh

Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên vào sáng 1/11/2022 đã ký kết thỏa thuận về việc chuyển giao bản quyền công nghệ hóa dầu sản xuất hạt Polypropylene (PP) với Công ty Honeywell UOP (Hoa Kỳ) và Công ty Basell Poliolefine Italia (Ý).

Stavian Quảng Yên ký kết thỏa thuận chuyển giao bản quyền công nghệ với Công ty Basell Poliolefine Italia.

Theo thỏa thuận, Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên sẽ áp dụng công nghệ bản quyền của Honeywell UOP và Basell Poliolefine trong quy trình sản xuất Polypropylene. Đây là những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới. Bên cạnh công nghệ hiện đại, Dự án còn sử dụng trang thiết bị công nghệ cao, tự động hóa và thân thiện với môi trường được nhập khẩu trực tiếp từ các nước khối EU và G7.

Cũng tại sự kiện, Hóa dầu Stavian Quảng Yên đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Công ty cổ phần Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong để xúc tiến hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật cao nhằm tiết kiệm và tối ưu hóa sử dụng nguồn nước trong hoạt động sản xuất hóa dầu.

Theo chia sẻ của ông Đinh Đức Thắng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hóa dầu Stavian Quảng Yên, Polypropylene là nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với rất nhiều ngành công nghiệp sản xuất - chế tạo như ô tô, xe máy, điện tử, nhựa, dệt may, y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, xây dựng, bao bì, hàng tiêu dùng, nông nghiệp…

“Chúng tôi kỳ vọng Dự án Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên sẽ thu hút thêm nhiều dự án trong lĩnh vực sản xuất khâu sau, tạo nên làn sóng đầu tư mới để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, lâu dài cho tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận”, ông Đinh Đức Thắng nói.

Dự án Hóa dầu Stavian Quảng Yên được Stavian chính thức công bố và ký thỏa thuận hợp tác triển khai tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Quảng Ninh 2022 vào cuối tháng 7 vừa qua. Stavian Hóa chất và Công ty cổ phẩn Cảng Hàng lỏng Yên Hưng (YHLP) chính là hai cổ đông chính cùng hợp tác đầu tư dự án này.

Dự án dự kiến có quy mô 1,5 tỷ USD, chuyên sản xuất - kinh doanh các sản phẩm hóa dầu, với quy mô khoảng 600.000 tấn sản phẩm Polypropylene/năm. Dự án dự kiến chính thức vận hành vào quý IV/2026.

“Cho đến thời điểm này, Dự án Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên đã hoàn thành được khối lượng lớn các công việc liên quan đến thủ tục chuẩn bị đầu tư theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Trong đó, công tác đánh giá và lựa chọn bản quyền công nghệ là hạng mục đặc biệt quan trọng đối với sự thành công của dự án”, ông Đinh Đức Thắng nói.

Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện Honeywell UOP và Basell Poliolefine Italia đã có những chia sẻ sâu hơn về công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện môi trường đối với sản phẩm Polypropylene.

Theo đó, công nghệ C3 Oleflex™ do Honeywell UOP cung cấp có ưu điểm là tiêu thụ ít năng lượng, xả ít khí thải và hệ thống xúc tác có thể xử lý và tái sử dụng, từ đó hạn chế tối đa tác động tới môi trường.

“Dây chuyền C3 Oleflex™ sử dụng tại Nhà máy Hóa dầu Stavian Quảng Yên là công nghệ sản xuất propylene từ Propane thế hệ mới nhất, có khả năng sử dụng linh hoạt, đa dạng nguồn propane trên thị trường, giúp chủ đầu tư có thể chủ động lựa chọn nguồn cung Propane từ nhiều khu vực trên thế giới. Honeywell UOP luôn áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng, an toàn, sức khỏe và môi trường trong thiết kế công nghệ”, ông Keith Couch, Phó chủ tịch Phát triển kinh doanh, Honeywell UOP nói.

Trong khi đó, đảm nhận khâu sau trong quy trình sản xuất Polypropylene, công nghệ Spheripol™ của Basell Poliolefine Italia sở hữu khả năng sản xuất và chuyển đổi sản phẩm linh hoạt, được kiểm chứng qua hàng trăm dây chuyền đã vận hành thương mại trên thị trường.

Bên cạnh đó, công nghệ Spheripol™ còn nổi bật với đặc điểm vận hành an toàn, ổn định, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. 

“Công nghệ Spheripol™ của LyondellBasell là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, cho phép Nhà máy Hoá dầu Stavian Quảng Yên vận hành an toàn, linh hoạt và tạo ra sản phẩm hạt Polypropylene với chất lượng vượt trội nhất, phục vụ không chỉ thị trường Việt Nam mà còn cho thị trường châu Á vốn đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và đầy tiềm năng”, ông Neil Nadalin, Giám đốc Bản quyền và Dịch vụ Quốc tế, Basell Poliolefine Italia nhấn mạnh.

Thông tin cho biết, với dư địa phát triển sản xuất hóa dầu tại Việt Nam vô cùng triển vọng, Nhà máy Stavian Quảng Yên khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho hàng nghìn lao động kỹ thuật trình độ cao.

Gần hết năm Bình Dương mới giải ngân được 41% vốn đầu tư công 

Ngày 1/11, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, xã hội thường kỳ tháng 10/2022. Báo cáo tại cuộc họp đại diện UBND tỉnh Bình Dương cho biết, trong tháng 10/2022, tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển ổn định.

Tỉnh Bình Dương gấp rút chuyển vốn từ dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án giải ngân cao để hoàn thành chỉ tiêu giải ngân đầu tư công đạt 85% năm 2022. Trong ảnh nhà thầuđang thi công mở rộng Quốc lộ 13.

Tính chung cả 10 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, vốn đăng ký kinh doanh trong nước tăng cao so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, điểm nghẽn lớn nhất là giải ngân vốn đầu tư công đạt mức rất thấp. Cụ thể, tính đến ngày 15/10, vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương mới giải ngân được 3.692 tỷ đồng (đạt 41,4% kế hoạch năm 2022). Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Dương chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm 2022 với mức giải ngân như vậy là rất thấp.

Trả lời báo chí tại buổi họp báo về các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công từ nay đến cuối năm 2022, Đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, UBND tỉnh Bình Dương đã trình HĐND tỉnh điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân cao, và đã được HĐND thông qua tại kỳ họp vào ngày 20/10 vừa qua.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương cho biết, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, từ nay đến cuối năm 2022, Bình Dương tập trung thực hiện 4 giải pháp trọng tâm.

Thứ nhất, tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các địa phương trong chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, nhất là vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, chỉ đạo các sở, ngành, theo chức năng nhiệm vụ của mình ưu tiên, tập trung nguồn lực cho công tác đầu tư công, rút ngắn thời gian thẩm định, thời gian xử lý hồ sơ; tăng cường phối hợp với chủ đầu tư, UBND cấp huyện để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc;

Thứ ba, thường xuyên kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp kéo dài thời gian thực hiện dự án do nhà thầu hoặc đơn vị tư vấn năng lực yếu kém. Yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư thực hiện đầy đủ, đảm bảo thời gian báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nhằm phục vụ công tác tham mưu điều hành kế hoạch đầu tư công;

Thứ tư, tổ chức họp giao ban định kỳ giữa các  chủ đầu tư để tiếp tục rà soát khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn. Đặc biệt, tỉnh sẽ thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.

Năm 2022, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Bình Dương đã giao là 8.909 tỷ đồng, phân bổ cho 316 dự án, tăng 130 tỷ đồng so với kế hoạch vốn được Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Tuy nhiên, đến ngày 15/10/2022, vốn đầu tư công của tỉnh Bình Dương mới giải ngân được 3.692 tỷ đồng (đạt 41,4% kế hoạch).

Bộ Giao thông - Vận tải đồng ý gia hạn tiến độ cao tốc Bắc Nam, đoạn Cam Lộ - La Sơn

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh liên quan đến chủ trương gia hạn tiến độ thực hiện Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn.

Theo đó, Bộ GTVT chấp thuận kéo dài thời gian thực hiện tuyến chính cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến ngày 30/11/2022 (bao gồm hạng mục bê tông nhựa, hệ thống an toàn giao thông) đảm bảo đưa vào khai thác theo chi đạo của Chính phủ.

Thảm bê tông nhựa trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Đối với các nút giao, đường gom, đường ngang và đường hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương, Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh căn cư điều kiện thực tế đê quyết định thời hạn hoàn thành cụ thể của từng goi thầu, hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương đảm bảo tuân thủ các quy định có liên quan và xây dựng tiến độ chi tiết hoàn thành trong năm 2022.

Bộ GTVT yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, tư vấn, nhà thầu và các đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát hợp đồng đã ký kết, hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết theo quy định để triên khai các bước tiếp theo. Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh rà soát tình hình thực tế, lập tiến độ chi tiết của các gói thầu, yêu cầu các bên liên quan cam kết thực hiện; đồng thời phải tính toán các giải pháp thi công đảm bảo tiến độ nhưng không được ảnh hưởng đến chât lượng công trình, đáp ứng yêu cầu kinh tế – kỹ thuật của Dự án.

“Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh kiểm tra, rà soát, phân tích, làm rõ thời gian kéo dài do nguyên nhân khách quan, chủ quan và trách nhiệm của các bên liên quan tại từng goi thầu làm cơ sở xem xét xử lý theo hợp đồng và quy định hiện hành”, Bộ GTVT nhấn mạnh.

Trước đó, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã có văn bản xin Bộ GTVT điều chỉnh tiến độ hoàn thành Dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Theo lãnh đạo đơn vị được giao nhiệm vụ chủ đầu tư, vừa qua do ảnh hưởng của cơn bão số 5,6 vào tháng 10/2022 gây mưa lớn, kéo dài ngập lụt nhiều nơi làm ảnh hưởng đến công tác thi công của Dự án, do vậy vẫn còn một số hạng mục chưa hoàn thành (còn khoảng 26km bê tông nhựa các lớp và một số hạng mục như ATGT của tuyến chính, đường gom, đường ngang, nút giao và hoàn trả đường công vụ phục vụ thi công mượn của địa phương...).

“Các nhà thầu đã rất nỗ lực huy động tài chính và thiết bị để đẩy nhanh tiến độ nhưng từ khi phát động đợt thi đua nước rút 120 ngày đêm đến này thì tại khu vực Thừa Thiên Huế đã mưa tới 33/60 ngày thi công thực tế. Mưa xong thì nhà thầu cũng phải mất 2-3 ngày để nền đường khô ráo mới có thể tổ chức thảm bê tông nhựa để đảm bảo chất lượng”, ông Quý thông tin.

Căn cứ các điều kiện thực tế, trên cơ sở đề nghị của các nhà thầu về việc gia hạn tiến độ thi công, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đề nghị Bộ GTVT chấp thuận gia hạn tiến độ thực hiện Dự án đến hết quý I/2023.

Trong đó, gia hạn tiến độ tuyến chính tuyến đến ngày 30/11/2022; nút giao, đường gom, đường ngang đến ngày 31/12/2022; đường hoàn trả các đường công vụ mượn của địa phương đến ngày 31/3/2023 (do công tác khảo sát, thiết kế và thi công triển khai sau khi tuyến chính hoàn thành).

Đoạn tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn là 1 trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông có tổng chiều dài xây dựng là 98,35 km. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.675 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Giai đoạn đầu, dự án được đầu tư với quy mô hai làn xe, bề rộng nền đường là 12 m, riêng các đoạn vượt xe có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến cao tốc này sẽ có quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường là 23 m.

Khẩn trương triển khai chỉ đạo của Thủ tướng về các dự án giao thông ở Quảng Nam

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 7223/ VPCP-CN về triển khai Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về một số Dự án giao thông tại Quảng Nam.

Theo đó, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã có báo cáo 10410/BGTVT-KHĐT về triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Cảng hàng không Chu Lai, cảng biển Quảng Nam và phương án đầu tư các tuyến đường mới từ Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam và tuyến cao tốc kết nối Kon Tum với Quảng Nam.

Cảng hàng không Chu Lai tỉnh Quảng Nam.

Trên cơ sở báo cáo của Bộ GTVT, Phó thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu: Về đề án xã hội hoá đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai, hệ thống cảng biển Quảng Nam; triển khai dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp Quốc lộ 14E, Phó thủ tướng giao Bộ GTVT và UBND tỉnh Quảng Nam khẩn trương triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về tuyến đường mới Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam và tuyến cao tốc nối Kon Tum với Quảng Nam giao UBND tỉnh Quảng Nam nghiên cứu ý kiến của Bộ GTVT, chủ động tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tháng 3/2022, trong buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, tỉnh Quảng Nam đã kiến nghị nhiều dự án giao thông quan trọng, trong đó có Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phi thuế quan Tam Quang; kiến nghị liên quan đến hệ thống cảng biển Quảng Nam; kiến nghị liên quan đến Quốc lộ 14D, 14E...

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức xã hội hóa.

Về kiến nghị liên quan đến hệ thống cảng biển Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và các cơ quan xây dựng đề xuất dự án, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét đối với chủ trương xã hội hóa đầu tư luồng Cửa Lở đón tàu 50.000 tấn.

Ngoài ra, giao Bộ GTVT tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến Quốc lộ 14E, khởi công trong năm 2023 và phấn đấu hoàn thành trong năm 2024. Đồng thời, ủng hộ chủ trương nghiên cứu, đầu tư tuyến đường mới từ Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam...

Hà Nội: Cầu vượt chữ C lùi tiến độ 6 tháng, đến tháng 1/2023

Dự án cầu vượt nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch (quận Đống Đa) được triển khai từ tháng 10/2021, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022, do Ban Quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình giao thông Thànhphố Hà Nội làm chủ đầu tư.

Liên danh nhà thầu dự án này gồm Công ty cổ phần tập đoàn Thành Long, Cienco1, Công ty cổ phần xây dựng kỹ thuật Việt Hưng đảm nhiệm thi công. 

Cầu vượt dạng chữ C có chiều dài 318m, rộng 9m với 2 làn hỗn hợp.

Trong đó, Công ty Thành Long thực hiện thi công kết cấu dầm thép phần trên, gồm chế tạo và lắp đặt 35 phiến dầm hộp thép liên hợp.

Cầu vượt chữ C được thiết kế kết cấu nhịp cầu dầm hộp thép liên hợp bản bê tông cốt thép, tổng chiều dài 320,4m, kéo dài từ đường Phạm Ngọc Thạch sang phố Chùa Bộc. Dự án được kỳ vọng sau khi hoàn thành sẽ khắc phục ùn tắc giao thông tại nút giao này.

Tuy nhiên, tiến độ xây dựng cầu chậm trễ, rào chắn trên tuyến đường Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch gây cản trở, ùn tắc giao thông khiến không ít người dân bức xúc. 

Chính vì thế, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội đã làm việc với đại diện các nhà thầu để làm rõ sự chậm trễ này nhằm đưa ra phương án giải quyết.

Ông Bùi Mạnh Cường, Trưởng phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội cho biết, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm tiến độ công trình là do chưa được cấp phép vận chuyển dầm thép từ các xưởng gia công chế tạo đến công trường.

Thông tin thêm về nguyên nhân chậm trễ của đơn vị, đại diện Công ty Thành Long cho hay, dầm thép ban đầu được chế tạo tại xưởng gia công đặt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, sau đó, để đảm bảo tiến độ phải gia công thêm tại xưởng ở Thành phố Hải Phòng.

Hiện toàn bộ 35 phiến dầm thép đã được chế tạo xong, tuy nhiên đơn vị này chưa xin được giấy phép vận chuyển nên chưa đưa được về công trường để lao lắp. Đại diện công ty Thành Long lý giải, đây là khó khăn không lường trước được.

Tuy nhiên, Sở Giao thông Vận tải, các địa phương có tuyến đường dẫn dầm đi qua yêu cầu Công ty Thành Long phải thống nhất cơ quan chức năng về lộ trình, phương án đảm bảo an toàn giao thông mới cấp phép vận chuyển là điều đương nhiên không phải bây giờ mới có.

Đặc biệt, quá trình vận chuyển dầm từ Hải Phòng đến Hưng Yên phải đi qua các trạm thu phí tại Km82+80 và Km18+100, trên Quốc lộ 5 cũ. Do kích thước bề ngang của dầm thép lớn từ 6,5m trở lên, vượt quá khổ rộng của trạm thu phí nên phải làm thủ tục thỏa thuận tạm tháo dỡ, mở rộng trạm cho xe qua, dẫn đến mất thêm nhiều thời gian.

Việc Công ty Thành Long đến nay vẫn chưa xin được giấy phép vận chuyển, chưa đưa dầm đến lắp đặt, trong khi chủ đầu tư đã bàn giao kết cấu phần dưới khiến dự án cầu vượt chữ C dậm chân tại chỗ nhiều tháng qua. 

Cùng với sự chậm trễ của nhà thầu Thành Long, dự án cầu vượt chữ C còn mất thêm thời gian di dời hệ thống công trình ngầm nổi trên phố Chùa Bộc.

Ông Phạm Văn Duân, Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phốHà Nội cho biết, khi bào giao mặt bằng, chủ đầu tư không được tiếp nhận hồ sơ kỹ thuật về một số hạng mục dây cáp, ống cấp và thoát nước.

Quá trình thi công mới phát hiện còn khoảng 30 sợi cáp quang của 11 đơn vị viễn thông cắt qua tim cọc. Cùng với đó là hệ thống thoát nước ngang đường tại vị trí cọc khoan nhồi T1 và T3.

Ngoài ra còn phát hiện hệ thống ống cấp nước sạch D315 cắt ngang đường tại vị trí khoan cọc T3. Rất may hệ thống này đã bỏ không sử dụng, chỉ cần đào, thải không gây ảnh hưởng đến công tác cấp nước sạch cho người dân.

Cũng theo Phó giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố Hà Nội, hiện tất cả các công trình ngầm nổi phát sinh đã được xử lý hoàn tất, đủ điều kiện thi công lắp ghép cấu kiện dầm và xà mũ. 

Chủ đầu tư đã có nhiều cuộc họp với nhà thầu nhằm tháo gỡ khó khăn, đôn đốc tiến độ. Dự kiến hoàn thành lao lắp dầm thép trong tháng 12 tới, tháng 1/2023 sẽ hoàn thành công trình. 

Đà Nẵng kêu gọi thực hiện Dự án công viên, bãi đỗ xe kết hợp thương mại 

Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵng cho biết, Thành phố đang kêu gọi nhà đầu tư quan tâm, tham gia đề xuất ý tưởng thực hiện Dự án công viên, bãi đỗ xe công cộng kết hợp thương mại dịch vụ

Dự án công viên, bãi đỗ xe công cộng kết hợp thương mại dịch vụ được đầu tư tại khu đất ba mặt tiền có ký hiệu A3 đường Nguyễn Văn Linh – Phan Châu Trinh – Lê Đình Dương, phường Phước Ninh (quận Hải Châu) với diện tích 3.113,90 m2.

Sơ đồ khu đất ba mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh – Phan Châu Trinh – Lê Đình Dương, phường Phước Ninh, có diện tích trên 3.113m2.

Theo Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP.Đà Nẵng thì khu đất có vị trí thuận lợi nằm trên tuyến phố đi bộ thương mại dịch vụ Nguyễn Văn Linh - Bạch Đằng - Cầu Rồng - Võ Văn Kiệt và trục cảnh quan chính (đường Nguyễn Văn Linh) nối từ sân bay quốc tế Đà Nẵng ra biển. Khu đất có vị trí tại trung tâm Thành phố, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 1,0km, cách cầu Rồng 0,1km và cách biển 1,0km. Vì vậy tính kết nối rất cao và dễ dàng tiếp cận đến các hệ thống giao thông minh trong tương lai.

Theo Quyết định của UBND TP.Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; trong đó vị trí khu đất A3 nằm ở khu vực có ký hiệu KV 25, phạm vi phục vụ khoảng 20,6ha, với bán kính phục vụ khoảng 300m.

Dự báo, nhu cầu đậu đỗ tại xung quanh khu vực vào năm 2025 khoảng 260 điểm, đến năm 2030 khoảng 330 điểm. Theo quy hoạch giao thông tĩnh tại khu vực có bãi đỗ xe tại 255 Phan Châu Trinh chỉ đáp ứng khoảng 123 điểm. Như vậy, so với quy hoạch đến năm 2030 còn thiếu 207 điểm đỗ.

Dự án công viên, bãi đỗ xe công cộng kết hợp thương mại dịch vụ nhằm hoàn thiện các tiện ích hạ tầng giao thông đô thị.

doanh nghiệp, nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án có thể liên hệ Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đà Nẵng. Thời hạn tiếp nhận văn bản trước ngày 15/11/2022.

Hà Nội khuyến khích doanh nghiệpđầu tư xây dựng trường học ngoài công lập

Thành phố Hà Nội sẽ đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội, tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng trường học ngoài công lập, giảm gánh nặng ngân sách.

Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các Dự án khu đô thị mới, dự án phát triển nhà ở đã làm thay đổi diện mạo đô thị trên địa bàn thành phố theo hướng hiện đại, văn minh.

Đại học VinUni tại Vinhomes Ocean Park.

Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển và khai thác, sử dụng các công trình trường học trong các khu đô thị, khu nhà ở vẫn chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức.

Mặt khác, theo quy chuẩn chung, mỗi phường có không quá 20.000 người, nhưng thực tế một số phường ở Hà Nội như: Định Công, Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai); Mai Dịch, Trung Hòa (quận Cầu Giấy); Minh Khai, Cổ Nhuế 2 (quận Bắc Từ Liêm)… có dân số gấp từ 2 đến 4 lần.

Qua rà soát của Sở Xây dựng Hà Nội, Thành phố hiện có 78 dự án khu đô thị mới có quy hoạch đất xây dựng nhà trẻ, trường học. Đến nay, hơn 60 dự án được đầu tư xây dựng với 196 trường học các cấp (42 trường công lập và 154 trường tư thục), cung cấp chỗ học cho 24.836 học sinh.

Có 36 dự án được đầu tư xây dựng bảo đảm đồng bộ các công trình công cộng với việc xây dựng nhà ở theo quy hoạch; 27 dự án có tiến độ xây dựng các công trình công cộng theo quy hoạch.

Tuy nhiên, còn 15 dự án đầu tư xây dựng chưa bảo đảm đồng bộ hạ tầng xã hội so với tiến độ xây dựng nhà ở trong dự án. 

Khu đô thị mới Phùng Khoang, khu nhà ở Đài phát sóng phát thanh Mễ Trì, dự án chức năng đô thị Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm); khu đô thị thành phố giao lưu, khu Ngoại giao đoàn, khu đô thị mới Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); khu chức năng đô thị Ao Sào (quận Hoàng Mai); khu nhà ở Vĩnh Hoàng (huyện Thanh Trì); khu đô thị Nam Cường (quận Hà Đông)... là những dự án vẫn còn các ô đất quy hoạch mà chủ đầu tư chưa xây trường học.

Những điều trên dẫn đến tình trạng thiếu trường, lớp học trên địa bàn, đặc biệt là ở địa bàn các khu đô thị mới, đồng thời dẫn đến quá tải cho các trường công lập khu vực lân cận.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, việc quá tải tại nhiều trường công lập trên địa bàn Thủ đô hiện nay là do một số khu đất để xây dựng trường học trong các khu đô thị mới gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng. 

Trong khi đó, tốc độ đô thị hóa và tăng dân số cơ học quá nhanh tại một số phường, quận dẫn đến quá tải số học sinh/lớp, số lớp/trường,...

Để giải quyết bài toán thiếu trường học trong các khu đô thị mới, ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐNH Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, rất cần Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, tham mưu choUBND Thành phố Hà Nội điều chỉnh bổ sung quy hoạch mạng lưới trường học các cấp.

Trên cơ sở đó, HĐND Thành phố Hà Nội sẽ bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng mới trường học, bổ sung thêm phòng học và cải tạo trường, lớp học. 

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần tập trung phân luồng học sinh nhằm điều hòa số học sinh/lớp giữa các trường cùng cấp trong khu vực lân cận; chú trọng giải pháp giảm sĩ số học sinh, gắn với việc nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường này.

Đặc biệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tham mưu với UBND Thành phố Hà Nội có kế hoạch đầu tư công xây dựng mới trường học các cấp tại các địa bàn thiếu trường, lớp học. 

Đồng thời, đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội, tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng mới các trường ngoài công lập, giảm gánh nặng ngân sách.

Đối với Sở tài chính, cần ưu tiên ngân sách để đầu tư xây dựng mới trường học tại các điểm quy hoạch ở các quận, huyện, thị xã với mục tiêu giải quyết tình trạng thiếu trường học, thiếu lớp học.

Đối với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, khi lập quy hoạch cải tạo các khu chung cư, tập thể cũ, phải lưu ý ưu tiên dành quỹ đất để phát triển các trường học công lập đang thiếu trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu học tập trong khu vực. Đồng thời, cho phép nâng tầng và tăng mật độ xây dựng đối với các trường học không còn quỹ đất.

Liên quan đến vấn đề này, UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định 3383/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 ban hành Chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng các công trình công cộng tại các khu đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025".

Theo đó, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, đánh giá thực trạng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn; trên cơ sở thực trạng, nhu cầu và quỹ đất hiện có, đề xuất địa điểm, nguồn vốn, cơ chế chính sách.

Báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định nhằm đẩy mạnh việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội trên địa bàn, sớm giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu các công trình trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng và các công trình công cộng khác trên địa bàn.

UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì rà soát lại việc bố trí các quỹ đất xây dựng các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội trong các đồ án quy hoạch chi tiết của các dự án khu đô thị, khu nhà ở đã được phê duyệt, đối chiếu với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được duyệt, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và quy định pháp luật liên quan.

Từ đó nghiên cứu, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung các quỹ đất này (trong trường hợp còn thiếu), báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư khi tham mưu cho UBND Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án khu đô thị, khu nhà ở phải xác định cụ thể danh mục các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình công cộng thuộc trách nhiệm đầu tư của chủ đầu tư hoặc ngân sách.

Xác định cụ thể tiến độ chi tiết đầu tư xây dựng, thời gian hoàn thành bảo đảm đồng bộ với các công trình nhà ở trong dự án, làm cơ sở để kiểm tra, giám sát, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện...

Kiến nghị Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư PPP cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, Hội đồng thẩm định liên ngành vừa có Báo cáo số 7802/BC – HĐTĐLN gửi Thủ tướng Chính phủ về việc quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) theo phương thức PPP.

Trên cơ sở tổng hợp Phiếu xin ý kiến thành viên Hội đồng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án được UBND tỉnh Lâm Đồng cập nhật tháng 9/2022 đã có 12/13 thành viên Hội đồng bỏ phiếu đồng ý, đạt điều kiện thông qua theo Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật đầu tư theo phương thức PPP.

Hội đồng thẩm định liên ngành thống nhất Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức PPP đủ điều kiện để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Tại Báo cáo số 7802, Hội đồng thẩm định liên ngành đồng thuận việc điều chỉnh quy mô nền đường giai đoạn phân kỳ của Dự án từ 2 làn xe, chiều rộng nền đường 13,5m thành 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17m để thống nhất về quy mô mặt cắt ngang với đoạn tuyến Dầu Giây - Tân Phú và đoạn tuyến Bảo Lộc - Liên Khương.

Về phương án bố trí làn dừng xe khẩn cấp, Hội đồng cho rằng, tuyến đường bộ cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (trong đó có đoạn tuyến Tân Phú - Bảo Lộc) được xây dựng để góp phần giảm tải cho Quốc lộ 20 hiện hữu (nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng) là tuyến đường có lưu lượng, mật độ phương tiện giao thông rất cao, thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt là những dịp lễ Tết.

Do đó, Hội đồng đánh gia việc đề xuất quy mô mặt cắt ngang nền đường, thiết kế và tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ cần hạn chế tình trạng xảy ra mất an toàn, ảnh hưởng đến việc lưu thông và những bất cập phát sinh khi vận hành, khai thác đường cao tốc mà đoạn dừng xe khẩn cấp bố trí không liên tục như tuyến đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.

Hội đồng ghi nhận việc Báo cáo nghiên cứu tiền khả thicập nhật của Dự án đã bổ sung thuyết minh về phương pháp lập tổng mức đầu tư Dự án.

Theo đó, tổng mức đầu tư Dự án được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất theo phương án thiết kế sơ bộ của Dự án và suất vốn đầu tư xây dựng hoặc dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất, tính chất dự án tương tự đã thực hiện, có sự phân tích, đánh giá để điều chỉnh quy đổi về mặt bằng giá thị trường phù hợp với địa điểm xây dựng, bổ sung những chi phí cần thiết khác của dự án... theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Tuy nhiên thành viên Hội đồng thẩm định liên ngành thuộc Bộ Xây dựng cho rằng việc Dự án tham khảo suất đầu tư xây dựng của các Dự án đường cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong và đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận cần phải xem xét một cách cẩn trọng, vì điều kiện địa hình, địa chất của 2 dự án nói trên không có sự tương đồng với dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) - Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), đồng thời dự án đường cao tốc Chí Thanh - Vân Phong chưa hoàn thành công tác thi công xây dựng nên chưa đủ cơ sở thực tế để có thể tham khảo về suất đầu tư xây dựng.

Về nguồn vốn đầu tư và phương án tài chính cập nhật, thành viên Hội đồng là ngân hàngNhà nước Việt Nam cho rằng, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng trong nước chủ yếu là ngắn hạn; do đó, các tổ chức tín dụng khó cân đối nguồn vốn để cho vay với thời hạn dài.

Để đảm bảo đủ nguồn vốn thực hiện dự án, Hội đồng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng tính toán, đánh giá kỹ các phương án đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một nguồn vốn cụ thể, đảm bảo tính khả thi của việc huy động vốn. Đồng thời, trong các bước tiếp theo, UBND tỉnh Lâm Đồng cần tổ chức khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư, đấu thầu để lựa chọn được nhà đầu tư, đảm bảo việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật và có đủ năng lực để thực hiện Dự án.

Về phương án tài chínhcập nhật, Hội đồng đánh giá các dữ liệu của phương án tài chính trong bước này mang tính chất sơ bộ; mức vốn chủ sở hữu, mức vốn vay, lãi suất vốn vay, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi mới là tạm tính.

“Việc đánh giá hiệu quả đầu tư và khả năng thu hồi vốn cho nhà đầu tư cần lưu ý tính toán, đánh giá trên cơ sở khi toàn bộ dự án thành phần trên tuyến Dầu Giây - Tân Phú - Bảo Lộc - Liên Khương vận hành kết nối với nhau”, Hội đồng khuyến nghị.

Tại Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án cập nhật, ngoài quy mô phân kỳ, UBND tỉnh Lâm Đồng đã cập nhật lại điểm đầu Dự án tại Km60+100 (trùng với điểm cuối của Dự án đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú tại cầu vượt trực thông nút giao Quốc lộ 20) thuộc địa phận xã Phú Trung, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Do đó, chiều dài toàn tuyến giảm từ 67 km (đi qua Đồng Nai 11 km, tỉnh Lâm Đồng 56 km) xuống còn 66 km (đi qua Đồng Nai 11 km, tỉnh Lâm Đồng 55 km).

Bên cạnh đó, khái toán tổng mức đầu tư cũng được cập nhật từ khoảng 16.220 tỷ đồng; nay tăng lên thành 17.200 tỷ đồng.

Hậu Giang chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 

Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên vừa ký ban hành Quyết định số 1824/QĐ- UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Điện Na Uy (Địa chỉ trụ sở: Phường Thới An, Quận 12, TP. HCM) thực hiện Dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp bền vững; góp phần tăng thu nhập cho người dân, tạo việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án có diện tích sử dụng đất khoảng 16.975 m2; với vốn đầu tư hơn 65,4 tỷ đồng; quy mô kiến trúc xây dựng gồm: Văn phòng làm việc, nhà ở cho người lao động; cơ sở hạ tầng khu nuôi trồng; sân đường nội bộ, công trình phụ trợ, cây xanh và đất dự trữ.

Địa điểm thực hiện dự án tại ấp Long Bình 1, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Về hình thức thực hiện dự án, nhà đầu tư tự thỏa thuận thuê quyền sử dụng đất để thực hiện dự án theo đúng quy định hiện hành.

Về tiến độ thực hiện, dự án hoàn thành trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư dự án.

Thời hạn hoạt động của dự án 49 năm kể từ ngày Quyết định chủ trương đầu tư dự án.

CMCS lên tiếng về việc giao đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) vừa có công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) về việc giao nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Theo CMSC, tại báo cáo số 2252/BC-VEC ngày 14/10/2022 gửi Bộ GTVT, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phân tích chi tiết về ưu, nhược điểm đối với các phương án thực hiện đầu tư mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo yêu cầu của Bộ GTVT.

Một đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tại văn bản này, CMSC đánh giá phương án VEC thực hiện nghiên cứu đầu tư theo hình thức huy động vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác là phương án mang tính thực tiễn và khả thi nhất như: không sử dụng vốn đầu tư công, giảm thiểu áp lực đối với nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước; không tạo xung đột lợi ích (VEC đang chịu trách nhiệm quản lý khai thác, vận hành, bảo trì và thu phí).

Bên cạnh đó, CMSC còn cho rằng, việc tiếp tục giao VEC làm chủ đầu tư mở rộng Dự ánsẽ đảm bảo tính đồng bộ của toàn Dự án cũng như thời gian thực hiện đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay.

Với những lý do như trên, CMSC đề nghị Bộ GTVT thống nhất với kiến nghị của VEC về phương án đầu tư mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Cụ thể, Bộ GTVT chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao VEC nghiên cứu, thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư mở rộng Dự án đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây theo quy định của Luật Đầu tư.

Dự án có phạm vi từ Km4+000 - Km25+920 (nút giao vành đai 2 TP.HCM đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu), chiều dài khoảng 21,92km. Quy mô đầu tư mở rộng gồm đoạn tuyến từ nút giao vành đai 2 đến nút giao vành đai 3 (Km4+000 -Km8+770) sẽ đầu tư mở rộng với quy mô 8 làn xe; đoạn tuyến từ nút giao vành đai 3 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Km8+770 - Km25+920) sẽ đầu tư mở rộng với quy mô 10 làn xe theo quy hoạch.

Khái toán tổng mức đầu tư mở rộng là 14.786,938 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng). Thời gian thực hiện Dự án dự kiến là từ quý IV/2022 - quý I/2026. Nguồn vốn thực hiện sẽ do VEC tự huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác.

CMSC cho biết là đã ban hành Quyết định số 135/QĐ-UBQLV ngày 14/4/2022 phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2022 của VEC trong đó giá trị phê duyệt kinh phí nghiên cứu mở rộng tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành – Dầu Giây là 1,3 tỷ đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 8/2022, tại công văn số 8995/BGTVT – KHĐT, Bộ GTVT đã chỉ đạo nghị VEC nghiên cứu đầu tư với quy mô 10 làn xe theo quy hoạch. Trường hợp VEC huy động được nguồn vốn để đầu tư, Bộ GTVT ủng hộ phương án VEC thực hiện đầu tư với điều kiện phải có ý kiến thống nhất của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nghiên cứu thủ tục đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư.

Dự án đường cao tốc cao tốc TPHCM - Long Thành-Dầu Giây giai đoạn 1 có chiều dài 50 km được Chính phủ giao VEC đầu tư.

Trong giai đoạn 1, Dự án được xây dựng với quy mô 4 làn xe, gồm đoạn An Phú - vành đai 2 (Km0 - Km4+514) có bề rộng nền đường 25,5m do UBND TP. HCM đầu tư; đoạn vành đai 2 - Long Thành – Dầu Giây có bề rộng nền đường 27,5m, dài 50 km, do VEC đầu tư xây dựng với tổng mức đầu tư là 20.600 tỷ đồng. Công trình được khởi công ngày 3/10/2009 và hoàn thành ngày 30/6/2016.

Đổi lại VEC được quyền thu phí hoàn trả các khoản vay, bao gồm 1 phần vốn vay ODA trong thời gian 20 năm (thời điểm hiện tại còn 15 năm). Đây cũng chính là nút thắt khiến cho việc mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT hay bán quyền thu phí không thể thực hiện do rất khó bóc tách phần hoàn vốn của VEC và của nhà đầu tư mới.

Theo lãnh đạo VEC, nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt sớm, việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành có thể hoàn thành vào quý III/2026, chỉ chậm hơn 1 chút so với thời gian khai thác sân bay Long Thành.

LEGO khởi công nhà máy vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD tại Bình Dương

Sáng 3/11, tại Khu công nghiệp (KCN) Việt Nam – Singapore III (VSIP III) thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em với số vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD.

Dự án được xây dựng trên diện tích 44 ha (tương đương diện tích 62 sân bóng đá). Đây là dự án đầu tư lớn nhất của nhà đầu tư Đan Mạch vào Việt Nam tính đến thời điểm này. Dự án tại Bình Dương là nhà máy thứ hai tại châu Á và là nhà máy thứ sáu của Tập đoàn LEGO trên toàn thế giới.

Nghi thức khởi công nhà máy LEGO

Dự án tại Bình Dương là nhà máy bền vững nhất của LEGO trên thế giới về mặt thiết kế và xây dựng với trang thiết bị hiện đại, đặc biệt nhà máy này sẽ chạy bằng năng lượng mặt trời. Ngoài các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái, nhà máy còn có một trang trại điện mặt trời được xây dựng trên khu đất lân cận để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hàng năm.

Nhà máy cũng sử dụng các thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng hiện đại và được xây dựng đáp ứng mức tiêu chuẩn tối thiểu của LEED Gold (chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu).

Theo kế hoạch của LEGO nhà máy sẽ bắt đầu sản xuất vào năm 2024. Nguồn lao động là các nhân công địa phương có tay nghề cao được đào tạo để vận hành các thiết bị công nghệ hiện đại nhằm đảm bảo mỗi viên lego được sản xuất có độ chính xác bằng 1/10 độ dày của một sợi tóc.

Dự kiến, nhà máy sẽ tạo việc làm cho 4.000 người trong vòng 15 năm tới.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Niels B. Christiansen, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO cho biết, sở dĩ LEGO chọn Việt Nam vì đây là điểm đến đầu tư xuất phát từ những cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong phát triển bền vững cũng như quan hệ thương mại hội nhập quốc tế của Việt Nam rất tốt. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cần thiết tại Việt Nam cũng đáp ứng nhu cầu của LEGO.

Lý giải về việc chọn Bình Dương, ông Niels B. Christiansen cho biết LEGO đã tìm kiếm nhiều địa điểm và quyết định chọn Bình Dương vì đây là địa phương có hạ tầng rất tốt, có thể phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời phục vụ cho nhà máy.

“Ngày hôm nay đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với Tập đoàn LEGO, khi chúng tôi khởi công xây dựng nhà máy thứ sáu trên toàn cầu, cũng là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO. Điều này không chỉ cho phép chúng tôi mang phương pháp học tập thông qua vui chơi đến với nhiều trẻ em hơn và tạo ra sự phát triển lâu dài tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mà còn giúp LEGO nhanh chóng thích nghi và đáp ứng với sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng”- ông Niels B. Christiansen nhấn mạnh tại lễ khởi công.

Bắc Giang quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư

Sáng ngày 3/11, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu và sáng kiến về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh Bắc Giang 2022”.

Theo ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh-Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trên địa bản tỉnh là nhiệm vụ có yếu tố quyết định đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Bắc Giang trong những năm qua.

Ông Sơn dẫn số liệu 9 tháng đầu năm nay cho thấy Bắc Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 23,98%, đứng đầu cả nước. Trong 9 tháng đó, toàn tỉnh thu hút hơn 1 tỷ USD vốn đầu tư quy đổi, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt Bắc Giang có tới 31 Dự án FDI điều chỉnh tăng thêm vốn, với tổng số lên tới 555,97 triệu USD. Có thể kể tới một số cái tên như Công ty TNHH Đồ gia dụng Blue&Green, Công ty TNHH BOI Việt Nam, Khu công nghiệp (KCN) Quang Châu,…

“Các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bản đăng ký mở rộng hoạt động, chứng tỏ Bắc Giang là môi trường đầu tư tốt. Chúng ta phải tập trung cải thiện môi trường kinh doanh để bản thân doanh nghiệp thấy tốt, họ sẽ tiếp tục đầu tư và giới thiệu thêm bạn bè, đối tác đến đây”, ông Mai Sơn nhìn nhận.

“Bắc Giang hướng tới tăng trưởng nhanh nhưng bền vững, để hình ảnh Bắc Giang đẹp hơn trong mắt người dân Bắc Giang, các nhà đầu tư, các cơ quan trung ương và các tỉnh bạn”.

Ông Mai Sơn nhấn mạnh việc tham gia cuộc thi lần này cũng là cách để mỗi cán bộ tỉnh Bắc Giang đóng góp vào hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh. Tuy nhiên các ý tưởng đề xuất đã và đang được triển khai, nên không chấm phần ý tưởng. Kết quả chung cuộc cuối cùng của cuộc thi dựa vào kết quả thi trắc nghiệm trên nền tảng khảo sát trực tuyến có liên kết với website của Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Phát triển doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Cụ thể, Ban tổ chức đã trao giải tập thể cho 6 đơn vị, gồm: Ban Quản lý Các KCN tỉnh giải Nhất; Ủy ban MTTQ tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư đồng giải Nhì; các sở: Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Bệnh viện Ung bướu đồng giải Ba.

Giải cá nhân, có 19 giải, gồm: 1 giải Nhất, 3 giải Nhì, 5 giải Ba và 10 giải Khuyến khích. Cá nhân đoạt giải Nhất là Nguyễn Thị Thảo, Trường Mầm non thị trấn Cao Thượng (Tân Yên), với thành tích 100 điểm, thời gian thi 21 giây; Nguyễn Thị Mai Hương, Đào Thị Hằng (cùng Trường Mầm non thị trấn Cao Thượng) và Phạm Thị Viên Phương, Trường THCS thị trấn Cao Thượng (Tân Yên) đồng giải Nhì với thành tích 100 điểm, thời gian thi lần lượt là 23 và 24 giây.

Quảng Bình: Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ thay đổi công suất

Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình vừa thông báo ý kiến chỉ đạo của ông Phan Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến quá trình triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình xác định Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 là dự án có tính động lực, trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Phối cảnh Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1

Do vậy, để kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để dự án được triển khai thông suốt, đưa vào hoạt động đúng tiến độ đề ra, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Công thương khẩn trương tham mưu UBND tỉnh về văn bản báo cáo, đề nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương quan tâm, tạo điều kiện hoàn thiện các thủ tục liên quan như phê duyệt thay đổi công suất, chuyển đổi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 2 từ diện than sang điện khí... để Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 triển khai đúng tiến độ.

Ngoài ra, Sở Công thương phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất, cập nhật công suất dự án lên thành 2 x 701,5 MW vào Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện việc nghiên cứu, điều chỉnh tạm thời Giấy chứng nhận đầu tư cho dDự án phù hợp với các quy định hiện hành.

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình chịu trách nhiệm hướng dẫn Liên danh nhà thầu gồm Tổng công ty Mitsubishi, Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Hyundai, Tổng công ty Xây dựng số 1 (Liên danh MC-HDEC-CC1) thực hiện kê khai thuế theo phương án xuất hóa đơn chung cho cả liên danh.

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, sở này được giao tham mưu UBND tỉnh Quảng Bình liên quan đến phương án nhận chìm vật chất nạo vét thuộc hạng mục xây dựng cảng nhập than và đê chắn sóng của Dự án Cơ sở hạ tầng Trung tâm điện lực Quảng Trạch; cùng phối hợp với Ban Quản lý Dự án Điện 2 để lựa chọn, đề xuất địa điểm đổ thải phù hợp.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Ban Quản lý Dự án Điện 2, Liên danh MC-HDEC-CCI khắc phục khó khăn, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương liên quan để giải quyết những tồn tại, vướng mắc, đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.

Trước đó, vào chiều 25/10/2022, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình, Liên danh MC-HDEC-CC1 đã đề xuất nghiên cứu phê duyệt thay đổi công suất của Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1; hướng dẫn phương thức kê khai thuế (hóa đơn VAT của từng thành viên liên danh); phê duyệt danh mục miễn thuế nhập khẩu; hỗ trợ và can thiệp trong việc bàn giao mặt bằng chậm trễ…

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 (tại thôn Vịnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) có tổng diện tích khoảng 48,6 ha thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch. Dự án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 428 ngày 18/3/2016 về điều chỉnh Quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch VII điều chỉnh).

Dự án gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, khi đi vào vận hành nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kWh; tổng mức đầu tư của dự án là 41.130 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn của Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN chiếm 30%).

Ngày 17/6/2021, EVN và Liên danh MC-HDEC-CC1 đã ký kết Hợp đồng gói thầu số 15 (EPC-QTI ) về thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp công trình Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 với tổng giá trị khoảng 30.236 tỷ đồng.

Hợp đồng này có phạm vi thực hiện bao gồm thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp 2 tổ máy (công suất  mỗi tổ máy là 600 MW) và các hệ thống phụ trợ dùng chung.

Sau khi được khởi công vào ngày 13/12/2021, tổ máy 1 được dự kiến đưa vào hoạt động sau 42 tháng (8/6/2025), tổ máy 2 vào hoạt động sau 48 tháng (8/12/2025).

Tính đến ngày 25/10, dự án hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường, bãi thải xi và kho bãi ngoài trời, cảng than, hệ thống ống thải, kênh thải hở và các hạng mục cơ bản…

Dự án cao tốc Bắc - Nam duy nhất xin thêm vốn đầu tư công để giải ngân

Theo thông tin của Baodautu.vn, Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, doanh nghiệp dự án Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc - Nam, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa có văn bản gửi đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký bổ sung vốn ngân sách Nhà nước năm 2022.

Cụ thể, Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo đề nghị Bộ GTVT, Ban quản lý dự án 85 xem xét bổ sung 200 tỷ đồng vào kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 thuộc phần vốn Nhà nước (VGF) đối với Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Thi công hạng mục hầm Núi Vung thuộc Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Ông Đặng Tiến Thắng, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết, năm 2022, nguồn vốn ngân sách Nhà nước (vốn VGF) bố trí cho Dự án là 1.066,7 tỷ đồng, trong đó chi phí hỗ trợ xây dựng là 1.036,2 tỷ đồng, chi phí khác là 30,495 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 10/2022, Dự án đã giải ngân, thanh toán được 965,9/1.036,2 tỷ đồng, đạt 93,21% kế hoạch.

Như vậy, trong trường hợp được Bộ GTVT điều chuyển vốn từ các công trình khác, Dự án PPP thành phần cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẽ có thêm khoảng 270 tỷ đồng giải ngân trong khoảng 2 tháng cuối năm 2022.

Với năng lực thi công hiện tại, điều kiện thời tiết khu vực dự án đã bước dần vào mùa khô, mục tiêu giải ngân toàn bộ phần vốn VGF, bao gồm cả 200 tỷ đồng bố trí thêm là hoàn toàn khả thi.

Dự án thành phần Cam Lâm – Vĩnh Hảo là một trong 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020. Đây cũng là dự án cao tốc duy nhất có khả năng giải ngân vượt kế hoạch vốn ngân sách năm 2022.

Dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo dài 78,5km, tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, trong đó phần vốn nhà nước tham gia là 5.139,28 tỷ đồng. Công trình do Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Công ty 194 làm nhà đầu tư. Đây là dự án ký hợp đồng BOT sau cùng trong số 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam triển khai theo phương thức PPP nhưng là công trình đầu tiên thu xếp đủ nguồn vốn và triển khai thành công.

Trong điều kiện các dự án xây dựng giao thông triển khai đồng loạt, tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, khan hiếm nguồn cung máy móc thiết bị đã xảy ra tại nhiều dự án, Tập đoàn Đèo Cả đã thực hiện nhiều giải pháp để thu hút nhân sự, đặc biệt là lao động kỹ thuật có tay nghề cao với số lương khoảng 2.000 cán bộ, công nhân và 750 máy móc thiết bị vào dự án phục vụ thi công.

Tại phân đoạn km92+260-km134+000, Tập đoàn Đèo Cả đã huy động 1.500 cán bộ, công nhân và hơn 500 máy móc, thiết bị vào dự án phục vụ thi công. Trong đó, có rất nhiều thiết bị hiện đại được đầu tư mới nhằm phù hợp với các điều kiện địa chất thực tế tại dự án (thiết bị khoan hầm, giàn khoan xoay phá đá cứng thi công cọc nhồi, trạm nghiền, trạm trộn…) cũng như là cơ sở để rút ngắn tiến độ hoàn thành 3 tháng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đặng Tiến Thắng cho biết, tính đến ngày 20/10/2022, khối lượng thi công tại Dự án đã đạt hơn 2.200 tỷ đồng, tương ứng 30% khối lượng xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu, trong đó phân đoạn do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhận đạt sản lượng là 1.418 tỷ đồng, đạt 31,19% tổng giá trị các gói thầu (vượt 5% kế hoạch); phân đoạn do Công ty 194 sản lượng là 789,55 tỷ đồng, đạt 26% tổng giá trị các gói thầu

很赞哦!(8924)