【ket qua vdqg mexico】Làm gì để DN trong nước “kết hôn” được với DN FDI?

lam gi de dn trong nuoc ket hon duoc voi dn fdi

Dây chuyền sản xuất motor điện loại nhỏ tại Công ty TNHH Mabuchi Motor Việt Nam. Ảnh: DANH LAM.

DN nội quá nhỏ, thiếu kiến thức

Khu vực FDI đã có những hiệu ứng lan tỏa đối với các lĩnh vực của nền kinh tế, tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, sự liên kết giữa khu vực FDI với khu vực DN trong nước cùng tham gia chuỗi giá trị chưa đạt như kỳ vọng; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ và hoạt động chuyển giao công nghệ còn ở mức thấp. Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, nhiều năm qua, câu chuyện liên kết giữa FDI và DN nội vẫn cứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà không có nhiều cải thiện. Trong khi các DN nội cho biết DN FDI không chịu chia sẻ, hợp tác, thì các DN FDI cho rằng sở dĩ như vậy là do các DN nội không đủ năng lực tham gia chuỗi sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Nhiều năm qua, với DN nội, khu vực DN FDI vẫn được coi như “ốc đảo” dù cùng tồn tại trong nền kinh tế. Đánh giá về sự kết nối giữa DN FDI và DN trong nước, ông Vũ Tiến Lộc ví von “mặc dù vào Việt Nam 30 năm qua nhưng ‘chàng trai FDI’ vẫn chưa “kết hôn” được với các DN trong nước. Do đó, để DN trong nước phát triển, vươn lên tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì tăng cường sự kết nối này là việc vô cùng quan trọng. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các hiệp hội DN, VCCI, các DN, địa phương để thúc đẩy sự liên kết này".

Tuy nhiên, để tăng cường sự liên kết giữa hai khu vực DN này là câu chuyện không hề đơn giản. Tại Diễn đàn DN Việt Nam giữa kỳ VBF 2018, ông Tomaso Andreatta, đồng chủ tịch VBF cho rằng, liên kết giữa DN FDI và DN trong nước sẽ đặt ra vấn đề về cơ cấu DN trong nước, mà khu vực này thường là quá nhỏ và quá thiếu kiến thức cũng như kinh nghiệm bán sản phẩm cho các khách hàng có thị trường toàn cầu và phải sản xuất các sản phẩm chất lượng hàng đầu với giá cả hợp lý. Đó là lý do vì sao các nhà sản xuất vẫn phải mang các nhà cung cấp từ bên ngoài vào thay vì đưa các công ty Việt Nam tăng tốc ở nhiều cấp độ.

“Các DN Việt cần có trình độ quản lý cấp quốc tế, quản lý cấp trung cấp, cần các trường đào tạo, các công ty dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm… trong khi đó, những DN dịch vụ này không dễ dàng đến được Việt Nam bởi những rào cản pháp lý, hoặc những vẫn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp… làm cho các DN dịch vụ này quan ngại khi tới Việt Nam”, ông Tomaso Andreatta nhấn mạnh.

Tăng cường quan hệ giữa DN FDI và DN Việt Nam là yêu cầu hết sức quan trọng để Việt Nam vươn lên nắm giữ những vai trò hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Vì thế, đại diện Hiệp hội DN Nhật Bản, ông Kojji Ito, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, một trong những trách nhiệm của Chính phủ là đề ra những quy định để tạo điều kiện cho DN có môi trường hoạt động thông thoáng đến mức tối đa, trong khi vẫn bảo đảm kỷ cương chặt chẽ. “Cụ thể, phải làm thế nào để hai phía gồm DN Việt Nam với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, và DN FDI với nguồn vốn, kinh nghiệm làm ăn, tăng cường tiếp cận được với các nguồn lực mà DN cần như con người, sản phẩm, vốn”, ông Kojji Ito nói.

Cần môi trường minh bạch, ủng hộ và hợp tác

Trên thực tế, đã có một số điển hình về sự kết nối giữa DN FDI và DN trong nước. Dẫn trường hợp của Điện tử Samsung (SEV), ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam thông tin, dịch vụ tư vấn của Điện tử Samsung dành cho 26 DN Việt Nam hợp tác với Samsung từ năm 2015 đến năm 2017 đã giúp cải thiện hiệu suất vận hành thiết bị hơn 30%, giảm tỷ lệ lỗi hơn 20%. Trong năm nay, Điện tử Samsung cũng đang tiến hành tư vấn cho các doanh nghiệp hợp tác và có kế hoạch tăng số lượng DN được tư vấn hàng năm.

Tuy nhiên, con số này là rất nhỏ so với nhu cầu thực tế mà Samsung cần. Được biết, tới đây Samsung có ý định đưa 200 nhà cung ứng nước ngoài vào Việt Nam để cung ứng linh kiện cho Samsung. Theo ông Vũ Tiến Lộc, “đây là tin vui nhưng cũng là nỗi buồn, vui vì ta thu hút thêm được các nhà cung ứng cho các DN lớn, nhưng buồn vì giá như 200 DN này là 200 DN Việt. Câu hỏi đặt ra làm làm sao để DN Việt lớn lên, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, làm sao để kết nối được với các DN FDI lớn?”.

Theo Bộ trường Nguyễn Chí Dũng, để tăng cường sự liên kết đó, các DN nước ngoài cần chủ động tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có cơ hội từng bước tham gia vào chuỗi giá trị. Còn các DN trong nước phải nỗ lực đổi mới tư duy quản lý theo hướng hiện đại, tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao kỹ năng và trình độ lao động, tăng năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ đồng hành cùng với DN và phải có các biện pháp thiết thực nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ cho sự liên kết giữa DN trong nước và DN nước ngoài một cách hiệu quả và dễ tiếp cận.

Đề xuất giải pháp cho sự liên kết này, ông Kojji Ito cho rằng, về “cải cách thủ tục hành chính”, cần thành lập một ủy ban mới có đầy đủ quyền hạn tiếp nhận, xử lý mọi vấn đề phát sinh, đứng đầu là Thủ tướng Chính phủ, có quy định thống nhất về việc sử dụng các “công văn” hướng dẫn thực thi luật. Đồng thời đề xuất thêm việc “thí điểm dự án đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính”. Cụ thể, ông Kojji Ito đề xuất “chọn Tổng cục Hải quan để tổ chức thí điểm, phối hợp với Hiệp hội DN các nước thực hiện các hoạt động đẩy nhanh tiến trình minh bạch hóa và tiến độ xử lý thủ tục hải quan. “Chúng tôi hy vọng chương trình này sớm được thực hiện để có được những giải pháp thực tiễn, hiệu quả, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ”, ông Kojji Ito nói.

Chia sẻ về vấn đề hỗ trợ các DN Việt Nam kết nối với DN FDI để tiến tới chuỗi giá trị toàn cầu, bà Orsolia Grove, đại diện Nhóm Công tác đầu tư và thương mại cho hay, những thị trường toàn cầu chính dành cho các sản phẩm của Việt Nam có các luật và tiêu chuẩn có thể tạo ra những thách thức lớn cho các DN Việt Nam. Những tiêu chuẩn này đặt ra trở ngại lớn cho các DN Việt Nam, nhưng ngay cả các DN có cam kết tuân thủ các quy định trong nước cũng rất vất vả mới có thể tuân thủ. “Để DN Việt Nam tiếp tục tăng cường vai trò của mình trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các cơ quan hành chính phải giảm nhẹ gánh nặng đối với việc tuân thủ, không phải bằng cách hạ các tiêu chuẩn mà bằng cách cung cấp các quy định rõ ràng, hướng dẫn đơn giản và thực thi thống nhất. Một môi trường minh bạch, ủng hộ và hợp tác sẽ tạo thuận lợi cho việc các DN Việt Nam tiếp cận những thị trường quốc tế tốt nhất”, bà Orsolia Grove nhấn mạnh.