【ket qua giai vo dich uc】Tổng thu ngân sách ước đạt hơn 396 nghìn tỷ đồng

hải quan,ổngthungânsáchướcđạthơnnghìntỷđồ<strong>ket qua giai vo dich uc</strong> thu ngân sách

Cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tập trung xử lý, thu nợ thuế. Ảnh T.L minh họa

Trong đó, tổng thu cân đối NSNN thực hiện tháng 5/2016 ước đạt 71,7 nghìn tỷ đồng, giảm tương ứng khoảng 22,3 nghìn tỷ đồng so với tháng trước.

Thu nội địa thực hiện tháng 5 ước đạt 51,3 nghìn tỷ, bằng 68,7% (tương ứng giảm 23,4 nghìn tỷ đồng) so với tháng 4; luỹ kế 5 tháng ước đạt 321,2 nghìn tỷ đồng, bằng 40,9% dự toán, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2015. Nếu không kể thu tiền sử dụng đất, thì tăng 10%, đạt thấp cả về tiến độ thực hiện dự toán và mức tăng trưởng so với cùng kỳ 2 năm gần đây.

Thu từ dầu thô thực hiện tháng 5 ước đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với tháng 4, chủ yếu do giá thanh toán trong kỳ đạt 42 USD/thùng, tuy vẫn giảm 18 USD/thùng so với giá dự toán, nhưng đã tăng 3 USD/thùng so với tháng trước.

Luỹ kế 5 tháng, thu từ dầu thô đạt xấp xỉ 15,9 nghìn tỷ đồng, bằng 29,2% dự toán, giảm 48,1% so với cùng kỳ năm 2015. Sản lượng dầu thanh toán 5 tháng ước đạt 6,65 triệu tấn, bằng 47,5% kế hoạch năm; giá dầu thanh toán bình quân 5 tháng khoảng 38,1 USD/thùng, giảm 21,9 USD/thùng so giá tính dự toán.

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu thực hiện tháng 5 ước đạt 16,8 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng ước đạt 58,7 nghìn tỷ đồng, bằng 34,1% dự toán, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Cũng theo Bộ Tài chính, tổng chi NSNN tháng 5 ước 95,68 nghìn tỷ đồng; luỹ kế chi 5 tháng đạt 466,3 nghìn tỷ đồng, bằng 36,6% dự toán, tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2015. Bội chi NSNN 5 tháng ước đạt 70 nghìn tỷ đồng, bằng 27,6% dự toán năm.

Tính đến hết ngày 31/5/2016, đã thực hiện phát hành được 147.044,27 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, bằng 66,84% kế hoạch năm, đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán.

Đặc biệt, ngành Tài chính đã chủ động điều hành thực hiện nhiệm vụ chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Lũy kế vốn thanh toán từ đầu năm đến 31/5/2016, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát ước đạt 286.971 tỷ đồng, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng) đạt 34,2% dự toán chi thường xuyên năm 2016.

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã phát hiện ước khoảng 6.200 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 6 tỷ đồng.

Giữa tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban công tác thu NSNN, NSTW năm 2016 với 13 địa phương có số thu điều tiết NSTW. Trên cơ sở chỉ đạo, kết luận của Bộ, cơ quan Thuế, Hải quan đã tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại, tập trung xử lý, thu nợ thuế.

Kết quả trong 4 tháng đầu năm 2016, cơ quan Thuế các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra được 14.028 doanh nghiệp, đạt 15,6% kế hoạch. Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 3.346 tỷ đồng, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm 2015. Số đã nộp NSNN là 1.223 tỷ đồng, đạt 36,6% so với tổng số phải nộp qua thanh tra, kiểm tra.

Cùng với đó, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo, đôn đốc các Cục hải quan địa phương đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu và tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan; tăng cường kiểm tra xuất xứ hàng hóa (C/O) của những hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng được hưởng thuế suất ưu đãi theo các Hiệp định thương mại tự do (FTAs).

Trong những tháng còn lại của năm 2016, Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về thu NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế; tăng cường kiểm tra sau thông quan đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu tăng thu theo chỉ đạo.

Kho bạc Nhà nước và các vụ, cục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi đảm bảo nguồn đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi của NSNN theo dự toán; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chủ động trong tổ chức điều hành NSNN, ưu tiên để phòng chống khắc phục thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, hỗ trợ lãi suất mua gạo tạm trữ... và một số nhiệm vụ cấp bách phát sinh.../.

Hoàng Lâm