【giải victoria úc】Công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW ngày 15/4/2010 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,ôngtácngoạigiaokinhtếtrongthờikỳđẩymạnhcôngnghiệphóahiệnđạihóađấtnướgiải victoria úc hiện đại hóa đất nước, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương cùng tập thể Lãnh đạo Bộ và Đảng ủy Bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, tổ chức đảng trực thuộc bám sát các nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể của Chỉ thị và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực được giao của Bộ Công Thương và mỗi đơn vị, tổ chức để đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hàng năm, triển khai thực hiện phù hợp, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW, ngành Công Thương đã đóng góp vô cùng quan trọng, với nhiều kết quả tích cực trong công tác ngoại giao kinh tế, cụ thể:

Thứ nhất, mở rộng và đưa quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu; tham gia các liên kết kinh tế, diễn đàn đa phương nhằm tranh thủ tối đa các nguồn lực cho phát triển và nâng cao vị thế đất nước

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, hình thành mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, trong đó có tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ cũng đã thiết lập và duy trì cơ chế họp luân phiên Ủy ban liên chính phủ và Ủy ban Hỗn hợp, các Nhóm công tác chuyên biệt nhằm thúc đẩy hợp tác song phương và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quan hệ kinh tế, thương mại, công nghiệp và năng lượng giữa Việt Nam với các nước đối tác.

Ngoài ra, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương, Việt Nam cũng đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò là thành viên tích cực có trách nhiệm tại các cơ chế khu vực và quốc tế quan trọng như WTO, APEC, ASEM, ASEAN, Hợp tác tiểu vùng Mê-kông, v.v. Việc tham gia vào các cơ chế hợp tác đa phương, các diễn đàn kinh tế quốc tế đã giúp mở ra nhiều hơn những cơ hội thương mại và đầu tư mới cho Việt Nam, từ đó thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển xuất khẩu, tăng trưởng GDP. Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Đặc biệt, một trong những thành tựu nổi bật trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 10 năm qua đó là việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Quán triệt chủ trương và chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về công tác hội nhập kinh tế quốc tế hiệu lực và hiệu quả trong tình hình mới, Bộ Công Thương, với vai trò là cơ quan chủ trì công tác điều phối, đã đóng góp lớn trong việc đàm phán và ký kết thành công một loạt các FTA mới với các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, giúp đa dạng hoá thị trường xuất nhập khẩu, đồng thời tạo ra những động lực đổi mới trong nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại trong khu vực mậu dịch tự do với khoảng 60 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Trong đó, việc Việt Nam tham gia đàm phán và ký kết thành công 02 Hiệp định FTA thế hệ mới là CPTPP (có hiệu lực từ ngày 14/01/2019) và EVFTA (có hiệu lực ngày 01/8/2020) đã mang lại tiếng vang lớn cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thể hiện nỗ lực quyết tâm của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong việc cải cách, nâng tầm kinh tế đất nước để hội nhập, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Thứ hai, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 41/CT-TW, thị trường xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam tiếp tục được duy trì và mở rộng với trên 200 đối tác thương mại. Qua đó cho thấy sự nỗ lực trong việc mở cửa thị trường, sự cải tiến trong công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ hàng hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu có tác động tích cực không nhỏ đối với kinh tế của Việt Nam. Cùng với việc một loạt các FTA mới được ký kết và có hiệu lực trong giai đoạn vừa qua, hàng hóa Việt Nam bên cạnh việc tiếp tục khai thác vào các thị trường truyền thống, đã và đang mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới.

Tính tới năm 2020, Việt Nam đã có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó, 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 8 thị trường trên 5 tỷ USD. Trong giai đoạn 2015-2020, xuất khẩu của Việt Nam sang EU (27 nước) tăng từ 14,2 tỷ USD lên 35,1 tỷ USD (tăng 148%), Nhật Bản tăng từ 10,8 tỷ USD lên 19,3 tỷ USD (tăng 79%), Ốt-xtrây-lia tăng từ 2,5 tỷ USD lên 3,6 tỷ USD (tăng 44%), Niu Di-lân tăng từ 151 triệu USD lên 498 triệu USD (tăng 229%). Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và đã có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một số thị trường truyền thống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, khi nhìn vào tổng thể, xuất khẩu của cả nước vẫn có tăng trưởng dương do các doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường thay thế. Điều này cho thấy, việc đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết các FTA đã giúp đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một thị trường.

Bên cạnh đó, xuất khẩu đã có sự tăng trưởng cân đối hơn, không chỉ về quy mô chiều rộng mà hướng tới cả về chiều sâu. Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã tiếp cận được các khu vực thị trường được coi là “khó tính” nhất trên thế giới, nơi đặt ra những quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cao đối với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là với nhóm hàng nông sản và thủy sản. Cụ thể: đối với thủy sản, trong giai đoạn 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 40% (từ 1,2 tỷ USD lên 1,6 tỷ USD), sang Nhật Bản tăng 41% (từ 1 tỷ USD lên 1,4 tỷ USD), sang Ốt-xtrây-lia tăng 40% (từ 163 triệu USD lên 229 triệu USD), sang Hà Lan tăng 38% (từ 159 triệu USD lên 219 triệu USD), v.v. Đối với rau quả, trong giai đoạn 2011-2020, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng 485% (từ 29 triệu USD lên 169 triệu USD), sang Nhật Bản tăng 173% (từ 47 triệu USD lên 128 triệu USD), sang Hà Lan tăng 175% (từ 30 triệu USD lên 82 triệu USD), sang Ốt-xtrây-lia tăng 491% (từ 11 triệu USD lên 64 triệu USD).

Thứ ba, tích cực nghiên cứu, theo dõi, dự báo về kinh tế thế giới, khu vực để tham mưu, đề xuất phục vụ Đảng và Nhà nước trong xây dựng chiến lược, chính sách, điều hành kinh tế - xã hội.

Kể từ năm 2010, công tác nghiên cứu, dự báo thị trường trong và ngoài nước luôn được Bộ Công Thương xác định là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Bộ Công Thương thường xuyên nghiên cứu, tổng kết, dự báo về tình hình kinh tế - chính trị trong nước và khu vực, thế giới, theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới, cập nhật đánh giá của các tổ chức quốc tế (OECD, IMF, WB...) về tăng trưởng kinh tế, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp toàn cầu, chỉ số thương mại hàng hóa toàn cầu, v.v để từ đó, kịp thời phân tích, dự báo rà soát kịch bản tăng trưởng, tổng hợp trong các báo cáo hàng tháng, quý, năm để phục vụ các cuộc họp của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và dự báo một số diễn biến, tình hình trong nước và quốc tế, Bộ Công Thương đã tham mưu kịp thời, báo cáo và đề xuất với Lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với những lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, trước những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, căng thẳng trong quan hệ thương mại của Mỹ với một số đối tác khác trong khu vực, Bộ đã đề xuất với Chính phủ các giải pháp, biện pháp, nhiệm vụ cần làm ngay trước mắt và trong ngắn hạn để ứng phó hiệu quả, nắm bắt thời cơ, giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, tác động tiêu cực đối với nền kinh tế trong nước.

Bối cảnh quốc tế và khu vực hiện đang tiếp tục chuyển biến nhanh, phức tạp và khó lường với những biến động mạnh mẽ và chưa có tiền lệ như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19, xu hướng chuyển dịch đầu tư và chuỗi sản xuất, cung ứng…; đất nước ta cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới và thời kỳ mới của hội nhập quốc tế. Điều này đặt ra cả những thách thức và cơ hội mới. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, thực hiện tốt công tác ngoại giao kinh tế để tiếp tục nâng cao hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.