* PV: Một trong những thách thức của nhiệm kỳ Chính phủ tới đây là vấn đề nợ công cao,ânđốingânsáchBàitoánkhócủaChínhphủnhiệmkỳmớkết quả trận ha lan cân đối ngân sách khó khăn. Ông có kỳ vọng gì vào bộ máy mới trong việc giải quyết vấn đề này?
- ĐB Lê Thanh Vân:Đúng là hiện nay chúng ta đang đứng trước thách thức lớn về cân đối ngân sách và nợ công. Vấn đề này không chỉ của các cơ quan Chính phủ mà đòi hỏi sự vào cuộc của Quốc hội, chính quyền các cấp. Hiện nay chúng ta đã có nhiều tiến bộ về thu ngân sách, nhưng cân đối giữa thu và chi chưa đạt được, tỷ lệ bội chi cao, áp lực trả nợ ngày càng lớn. Đây là những áp lực đặt lên vai Chính phủ mới.
Để giải quyết khó khăn này, theo tôi, trước hết Chính phủ phải chú trọng chính sách tài khoá hàng năm, làm sao cân đối được giữa thu và chi ở mức độ cho phép để tỷ lệ bội chi giảm dần, dành phần trả nợ thích hợp. Cân đối ngân sách cũng phải hướng vào tăng nguồn thu, giảm tỷ lệ chi. Tăng thu không có nghĩa là phải tăng thuế, phí, mà đòi hỏi có giải pháp đồng bộ, quyết liệt để thu hồi nợ đọng, chống buôn lậu, trốn thuế,… Giảm chi tiêu công, chi cho bộ máy hành chính, thông qua cắt giảm bộ máy…
* PV: Những năm tới, nguồn thu từ thuế sẽ giảm theo hội nhập. Có ý kiến ĐB cho rằng nên hướng tới áp dụng các loại thuế trực thu thay vì gián thu như hiện nay. Loại thuế này chủ yếu đánh vào các đối tượng phù hợp, đảm bảo công bằng hơn so với thuế gián thu. Ý kiến ông thế nào?
- ĐB Lê Thanh Vân:Với áp lực trả nợ và chi đầu tư, tất nhiên chúng ta phải tăng huy động nhưng không có nghĩa là tăng tất cả các khoản thuế, phí mà phải xem xét đến các yếu tố tích cực của việc huy động vào ngân sách bằng các công cụ thuế. Nếu chúng ta có giải pháp huy động bằng chính sách tăng thuế ở một số lĩnh vực như nhóm thu nhập cao, bất động sản, hay cả những mặt hàng tiêu dùng mà Nhà nước không khuyến khích thì sẽ huy động được một khoản lớn vào ngân sách, đồng thời đảm bảo sự công bằng xã hội.
* PV: Một khó khăn nữa của ngân sách hiện nay là nhu cầu chi đầu tư phát triển lớn nhưng chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách, gây áp lực nợ công. Theo ông, chúng ta nên giải bài toán này thế nào?
|
- ĐB Lê Thanh Vân:Hiện nay chúng ta dành cho chi đầu tư phát triển từ hai nguồn, ngân sách và vay, cả trong nước và nước ngoài. Những năm gần đây, với áp lực chi tăng, khoản dành cho đầu tư từ ngân sách dần co lại, chúng ta phải huy động từ bên ngoài bằng nhiều khoản vay nên tính rủi ro khá cao. Vì vậy, để hướng tới cân đối được ngân sách, phần dành cho đầu tư phát triển vẫn phải tính tới cả hai nguồn là từ ngân sách và từ vay, nhưng cố gắng hạn chế vay. Vay cho đầu tư phát triển phải có hàng rào pháp lý chặt chẽ để tránh lãng phí, tránh áp lực trả nợ từ cơ quan trung ương. Trước đây chúng ta đã có thời kỳ các địa phương lập dự án, còn Trung ương vay tiền về cấp cho. Tới đây phải phân cấp rạch ròi, nợ trung ương và nợ của địa phương phải tách bạch. Chúng ta hướng tới cơ cấu ngân sách lý tưởng là giảm chi thường xuyên xuống còn 50%, dành trả nợ 20%, đầu tư 30%. Mặc dù mục tiêu ấy có thể chưa làm được trong nhiệm kỳ này, nhưng về lâu dài phải cân đối theo hướng đó để nền tài chính được lành mạnh.
* PV: Chúng ta đã đặt mục tiêu giảm chi thường xuyên, nhưng không làm được do không tinh giản được bộ máy, bộ máy thậm chí ngày càng phình to. Theo ông, phải làm gì để thực hiện được mục tiêu này?
- ĐB Lê Thanh Vân:Đúng là chi thường xuyên của chúng ta thời gian qua tăng nhanh với phần lớn là chi cho bộ máy. Chúng ta đã đưa ra những giải pháp tinh giản bộ máy, đưa bộ máy trở về chức năng nhiệm vụ vốn có của nó, nhưng việc chồng lấn chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước vẫn chưa xử lý được.
Để giải quyết vấn đề này, theo tôi có mấy giải pháp. Một là, Chính phủ cần quyết liệt trong việc rà soát lại chức năng nhiệm vụ các cơ quan tổ chức, từ Trung ương đến địa phương, sắp xếp lại để tinh giản bộ máy. Hai là phải có tiêu chí đánh giá cán bộ, từ lãnh đạo cho đến nhân viên, để làm sao loại bỏ những người kém tài, kém đức ra khỏi bộ máy, có chính sách “giải ngũ” đội quân này. Thứ ba là phải rà soát lại các quy định của pháp luật về tài chính, thuế, để có một chính sách hợp lý, huy động được vào ngân sách các khoản đang nằm ngoài. Thứ tư là tăng năng lực bộ máy, ngăn chặn tình trạng nợ đọng, buôn lậu, kể cả tiểu ngạch, làm sao đưa vào khuôn khổ pháp lý để tận dụng nguồn thu này. Bằng các giải pháp đồng bộ như vậy, cùng với tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, quyết liệt tinh giản bộ máy, tôi tin là chúng ta sẽ thuận lợi hơn trong cân đối ngân sách.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Vay cho đầu tư phát triển phải có hàng rào pháp lý chặt chẽ để tránh lãng phí, tránh áp lực trả nợ từ cơ quan trung ương. Trước đây chúng ta đã có thời kỳ các địa phương lập dự án, còn Trung ương vay tiền về cấp cho. Tới đây phải phân cấp rạch ròi, nợ trung ương và nợ của địa phương phải tách bạch. Chúng ta hướng tới cơ cấu ngân sách lý tưởng là giảm chi thường xuyên xuống còn 50%, dành trả nợ 20%, đầu tư 30%. |
H.Y