【bảng xếp hạng giải qatar】Nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan

nang cao hieu qua xu ly vi pham hanh chinh trong linh vuc hai quan

Công chức Hải quan Lạng Sơn hướng dẫn DN mở tờ khai hải quan . Ảnh: HỒNG NỤ.

Công tác này ngày càng có nề nếp và là một trong những cơ sở quan trọng để thực hiện việc phân loại DN,ângcaohiệuquảxửlýviphạmhànhchínhtronglĩnhvựcHảbảng xếp hạng giải qatar phân luồng hàng hoá, góp phần cải cách hành chính về hải quan, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan và công chức Hải quan.

Thống kê kết quả thực hiện công tác XLVPHC từ khi Nghị định 127/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan (gọi tắt là Nghị định 127) có hiệu lực đến nay cho thấy, các đơn vị trong toàn ngành đã phát hiện và xử lý được tổng số 29.710 vụ vi phạm hành chính. Trong đó có 21.321 vụ vi phạm quy định về thủ tục, 1.487 vụ vi phạm quy định về khai hải quan, 2.011 vụ vi phạm quy định về kiểm soát hải quan, 689 vụ vi phạm quy định về kiểm tra, giám sát hải quan, 1.523 vụ vi phạm quy định về thuế, 1.094 vụ vi phạm quy định về chính sách hàng hoá, 179 vụ vi phạm quy định về khu, kho, 1.397 vụ vi phạm khác. Trong tổng số 29.710 vụ thì có 18.500 vụ đã thực hiện quyết định xử phạt với tổng số tiền thu được trên 102 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan xử lý hình sự 19 vụ và các cơ quan khác khởi tố 161 vụ.

Theo Vụ Pháp chế (Tổng cục Hải quan), cũng từ khi Nghị định 127 có hiệu lực đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành 116 văn bản hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và DN về công tác XLVPHC. Trong đó, hướng dẫn các đơn vị giải quyết vướng mắc liên quan đến thực hiện quy định về nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt biện pháp ngăn chặn và cách xác định hành vi vi phạm, ngoài ra còn hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Để nâng cao hiệu quả công tác này, ngành Hải quan đã liên tục triển khai nhiều giải pháp hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về XLVPHC, trong đó chú trọng đến công tác tố tụng hành chính tới toàn thể CBCC với nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời, duy trì chế độ kiểm tra công tác XLVPHC của các đơn vị thuộc và trực thuộc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những sai sót, hạn chế.

Mặc dù vậy, quá trình triển khai thực hiện Nghị định 127 đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử phạt. Đặc biệt là việc vướng về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm XLVPHC. Mặt khác, Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực đã thay đổi và có nhiều điểm mới. Do đó, Tổng cục Hải quan đã triển khai tổng hợp vướng mắc, rà soát các quy định mới của Luật Hải quan năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 127 (dự kiến trình Chính phủ vào tháng

12-2015).

Tổng cục Hải quan cho rằng, để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác XLVPHC về hải quan và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xử lý đáp ứng yêu cầu của phương pháp quản lý hải quan mới, thời gian tới Tổng cục sẽ tiếp tục kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét, giải đáp các vướng mắc liên quan đến các quy định của Luật XLVPHC và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Bên cạnh đó, các đơn vị trong toàn Ngành sẽ tập trung rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc XLVPHC về hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, đối chiếu với Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật khác liên quan đến hoạt động hải quan và thực tế áp dụng tại các đơn vị cơ sở để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan mới. Đồng thời, hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 127 để có quy định chế tài xử phạt đối với những loại hành vi vi phạm mới phát sinh, loại bỏ những hành vi vi phạm không còn phù hợp theo yêu cầu quản lý mới, điều chỉnh hình thức, mức phạt cho phù hợp với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và phù hợp với việc thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế đã được sửa đổi, bổ sung, Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành; bảo đảm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý hải quan và thể hiện rõ tính phòng ngừa, nghiêm minh của pháp luật.

Để công tác này đi vào chiều sâu qua đó nâng cao năng lực cán bộ làm công tác XLVPHC, Tổng cục Hải quan yêu cầu từng Cục Hải quan tỉnh, thành phố rà soát, xây dựng phương án bố trí hệ thống tổ chức và cán bộ làm công tác tham mưu xử lý phù hợp với yêu cầu, đặc biệt là cán bộ làm tham mưu xử lý tại cấp Chi cục để bảo đảm theo yêu cầu thông quan của quy trình thủ tục mới. Bên cạnh đó là lựa chọn những cán bộ đủ năng lực, am hiểu pháp luật, chuyên môn sâu, có kinh nghiệm trong thực tiễn để đảm đương công tác XLVPHC đạt hiệu quả cao. Tổ chức lực lượng chuyên trách thực hiện cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tăng cường tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên sâu cho các công chức Hải quan ở các khâu nghiệp vụ về các kỹ năng phát hiện hành vi vi phạm, kỹ năng lập biên bản, điều tra xác minh làm rõ hành vi vi phạm, thiết lập hồ sơ làm căn cứ xử lý, xác định hành vi vi phạm, khả năng và kiến thức pháp luật thực hiện tố tụng hành chính theo thủ tục tại Toà hành chính…

Tổng cục Hải quan cũng yêu cầu các đơn vị, Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải thường xuyên tự kiểm tra, kiểm tra công tác XLVPHC của các đơn vị hải quan các cấp. Kịp thời phát hiện những vấn đề sai sót để sửa chữa khắc phục, rút kinh nghiệm tránh khiếu nại hoặc khiếu kiện tại Tòa hành chính; kiến nghị các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật XLVPHC.