【giải cúp liên đoàn anh】Mượn vốn xây sân bay Long Thành: Dư sức trả được nợ
Sáng nay,ượnvốnxâysânbayLongThànhDưsứctrảđượcnợgiải cúp liên đoàn anh 17/10, Cổng Thông tin Chính phủ tổ chức cuộc toạ đàm trực tuyến “Dự án sân bay Long Thành: cơ hội và thách thức”
Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành - Đồng Nai mới được Bộ Giao thông Vận tải (GT-VT) trình lên Chính phủ, với tổng đầu tư lên mức 18 tỷ USD. Xung quanh dự án đầu tư này rất nhiều luồng ý kiến khác nhau. Dư luận đặt nhiều câu hỏi : tại sao đầu tư xây dựng Cảng hàng không Long Thành trong thời điểm này; đầu tư bằng nguồn vốn nào; nếu sử dụng vốn ODA có gia tăng nợ công….?
Cảng hàng không Long Thành được cho là "siêu" dự án với tổng vốn lên tới 18 tỷ USD
Lúc khó khăn thì càng phải làm
Trước câu hỏi, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải dựa trên những căn cứ nào để tự tin trình ra một siêu dự án mà không ngại va vào vết xe đổ của một siêu dự án khác như đường sắt cao tốc Bắc – Nam, ông Phạm Quý Tiêu,Thứ trưởng Bộ GT-VT lý giải:
Liên tục trong 10 năm trở lại đây ngành hàng không đều phát triển trên 2 con số, dự báo đến 2016 Cảng Tân Sơn Nhất đạt 25 triệu khách, và tới 2020 sẽ quá tải. Đây chính là áp lực rất lớn đối với sự phát triển của ngành hàng không.
“Chắc chắn sự tăng trưởng sẽ tạo ra thách thức, nhưng đó cũng là có hội, vấn đề là trước cơ hội như thế, chúng ta tận dụng như thế nào. Càng trong lúc khó khăn, khi tìm ra một dự án hiệu quả thì lại càng nên làm”, Thứ trưởng Bộ GT-VT nói.
Dự báo sau năm 2020, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải, tuy nhiên nhiều chuyên gia lại đặt vấn đề: Trong khi mặt bằng sân bay Tân Sơn Nhất còn thừa đang cho thuê sân golf và các công việc khác, tại sao Bộ GT-VT không đề xuất Chính phủ cho mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất để có thể tận dụng được cả hệ thống hạ tầng đã được hoàn thiện?
Theo Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, sân bay Tân Sơn Nhất đã xây sân đỗ, đường băng nhưng không thể làm đường băng thứ 3 được, vì không đảm bảo tiêu chuẩn. Ngay cả khi đầu tư thêm đường băng thứ 3 thì cũng không thể giải quyết được “vấn đề trên trời”. Mặt khác, về nguyê tắc không đâu có sân bay phục vụ 25 triệu khách lại được đặt trong lòng thành phố hàng triệu dân như Tân Sơn Nhất.
Đồng quan điểm trên, ông Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ GT-VT, đặt giả thuyết: Nếu chúng ta tiếp tục mở rộng để nâng công suất của Tân Sơn Nhất thì không những phải làm thêm đường băng mà còn phải xây nhà ga phia Bắc. “Quan trọng nhất là đường băng, mà đường băng để cho máy bay lớn hạ cất cánh được thì phải dài gần 4km. Điều này cũng có nghĩa phải giải phóng đến 140000 hộ dân, với chi phí giải phóng mặt bằng lên gần 9 tỷ đô la. Đây là việc bất khả kháng, mà cho dù có làm được như thế thì chúng ta vẫn ở thế chân tường, ở ngõ cụt, vẫn vướng trong khu đô thị”, ông Khuê nhận định.
Khách mời tại buổi đối thoại
Về địa điểm xây dựng sân bay Long Thành, ông Khuê khẳng định đây là một vị trí hết sức đắc địa. Nếu so sánh Long Thành với vị trí các cảng hàng không lớn của các nước ASEAN thì ko có một cảng nào có sự giao thông kết nối đồng bộ như thế.
Ngoài hệ thống đường bộ, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì trong tương lai, sẽ có 1 tuyến đường sắt quốc gia đi vào giữa trục của sân bay. Ngoài ra, Bộ GT-VT còn đang trình thêm 1 dự án đường sắt tốc độ cao.
“Nếu chúng ta hình dung ra cảng hàng không có đường sắt quốc gia thì đấy là sự kết nối tuyệt vời, hơn thế nữa, ở vùng này lại rất gần vùng cảng biển nước sâu ở sông Thị Vải, cho nên đây là vị tí hết sức đắc địa. Cảng hàng không Long Thành không chỉ tạo ra một cửa lớn cho ngành hàng không mà sẽ là cửa mở rất lớn cho toàn bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở khu vực trọng điểm phía Nam”, ông Khuê phân tích.
Trả nợ-không vấn đề
Rất nhiều câu hỏi đặt ra vấn đề huy động nguồn vốn cho dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Long Thành như thế nào, bởi nếu không tính toán thì thế hệ con cháu sau này sẽ phải trả nợ. Bên cạnh đó những hoài nghi về hiệu quả dự án trong tương lai cũng là lực cản để dư luận ủng hộ dự án.
Trước lo ngại trên, chuyên gia hàng không Lương Hoài Nam thẳng thắn bày tỏ: Một số người có sự so sánh đặt dự án cảng hàng không Long Thành bên cạnh những dự án chưa được thành công , đó chính là cơ sở để tạo sự nghi ngờ lo lắng. Khác với các dự án đầu tư sản xuất chế tạo, Long Thành là cơ sở hạ tầng, là cánh cửa để nối Việt Nam với phần thế giới còn lại.
“Chúng ta không thể mượn hạ tầng ở nước khác để phục vụ cho sự phát triển của đất nước mình được… Đừng so sánh dự án này với các dự án không mang tính chất hạ tầng khác”, ông Nam nói.
Về nguồn vốn, ông Nam cho biết ngoài việc huy động từ các các thành phần kinh tế tư nhân trong nước, dự án sân bay Long Thành còn đặt khả năng huy động nguồn vốn từ nước ngoài.
“Cấu trúc nguồn vốn như vậy rất phù hợp, đảm bảo tính khả thi. Nếu một mình cảng hàng không Việt Nam đầu tư là quá sức, tuy nhiên nếu có sự tham gia vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ giúp bài toán nguồn vốn dễ giải hơn. Mặt khác, với cơ chế huy động vốn này, chúng ta có thể yên tâm hơn về khả năng tổ chức vận hành khi nhà đầu tư bỏ vốn ra thì chắc chắn sẽ quản lý chặt chẽ hơn”.
Theo ông Lã Ngọc Khuê, để làm sân bay Long Thành, nguồn vốn chúng ta có thể huy động được khá phong phú nhờ sự hấp dẫn từ chính dự án đối với nhà đầu tư, vấn đề là lựa chọn sử dụng nguồn vốn nào cho hợp lý.
“Trước hết, sân bay phải thuộc sở hữu của nhà nước, còn trong quá trình sử dụng có thể thực hiện cổ phần hóa…Đây là cơ sở hạ tầng quốc gia, nếu chúng ta không làm chủ vận hành thì sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác không chỉ liên quan tới kinh tế mà còn cả an ninh quốc phòng”, ông Khuê nói
Cuối cùng, câu hỏi được dư luận quan tâm nhất: Nếu siêu dự án sân bay Long Thành đưa vào sử dụng khai thác được 25 triệu lượt khách/năm thì hàng năm doanh thu từ sân bay trung chuyển quốc tế sẽ như thế, bao nhiêu năm chúng ta sẽ trả được nợ?
Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế vĩ mô, ông Nam chỉ có thể trả lời khá chung chung: Nếu dự án đầu tư đảm bảo được tỷ suất hoàn vốn nội bộ trên 15% thì dòng tiền của nó đủ để trả nợ.
“ Nếu như dự án đạt được tỷ suất hoàn vốn nội tại như được tính toán, hoặc thấp hơn tính toán một chút thì khả năng trả nợ không có vấn đề gì”, vị chuyên gia hàng không khẳng định.
Giải phóng mặt bằng cần hơn 18,5 nghìn tỷ đồng Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu cho biết: Giải phóng mặt bằng toàn bộ 5.000ha sẽ được thực hiện trong giai đoạn 1 của dự án, chia thành hai phân kỳ. Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã tính toám và có phương án giải phóng mặt bằng. Theo đó, sẽ phải di chuyển 4.541 hộ dân. Mức đền bù đất đai ngân sách mà nhà nước sẽ phải chi là 18,5 nghìn tỷ đồng. |
Hạ Lan