TheếhoạchtổngkếtthihànhHiếnphápcủaBộTàichítphcm fco Kế hoạch, việc tổng kết thi hành các quy định của Hiến pháp năm 1992 sẽ được Bộ Tài chính triển khai trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 1992 về địa vị pháp lý, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và các quy định khác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính.
Việc tổng kết này phải bảo đảm những mục đích, yêu cầu như: Xác định những nội dung của Hiến pháp đã được thể chế hoá và thực tiễn thực hiện cần được tiếp tục kế thừa; Xác định những vấn đề bất cập trong các quy định của Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung; Xác định những vấn đề cần được quy định bổ sung trong Hiến pháp nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và các văn kiện khác của Đảng, Nhà nước phù hợp với tình hình mới;
Bám sát các định hướng, yêu cầu được xác định tại Nghị quyết số 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992; Nghị quyết số 06/2011/QH13 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐHP về việc tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
Kế hoạch của Bộ Tài chính cũng đưa ra 8 nội dung, lĩnh vực tổng kết gồm: Tổng kết thi hành các quy định của Hiến pháp về địa vị pháp lý, thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài chính, mối quan hệ giữa Bộ Tài chính với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước – Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; liên quan đến ngân sách; liên quan đến thuế, phí và lệ phí (bao gồm cả Hải quan); tài chính doanh nghiệp; quản lý tài sản công; quản lý giá; dịch vụ tài chính và các quỹ tài chính (Bao gồm cả kế toán, kiểm toán); tài chính đối ngoại và hội nhập quốc tế.
H.Vân