【tyleca cuocbongda hom nay】Cả hệ thống chính trị ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát khu vực bị ngập tại phường Hồng Hà, TP. Yên Bái. Ảnh: Nhật Bắc. |
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sát sao vào cuộc
Trước tình hình lũ lụt gây hậu quả hết sức nghiêm trọng tại Yên Bái, trong sáng 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai.
Mồ hôi đẫm vai, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác không quản ngại đã tới tận nơi động viên cán bộ chiến sĩ tham gia dọn dẹp khu vực phường Hồng Hà; thăm hỏi bà con nhân dân ở đường Điện Biên, nơi xảy ra vụ sạt lở khiến 2 người đang bị vùi lấp...
Chiều ngày 12/9, Thủ tướng không quản nguy hiểm, khó khăn, đã tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai.
Mặt trận Tổ quốc tiếp nhận hơn 400 tỷ đồng ngay tại lễ phát động Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Ngay tại buổi lễ phát động, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp nhận số tiền hơn 407 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ và đăng ký ủng hộ. Tại Lễ phát động, Bộ Tài chính gửi số tiền số tiền quyên góp được là 1 tỷ đồng chung tay, góp sức giúp đồng bào bị thiệt hại do bão lũ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. |
Trước đó, Thủ tướng và đoàn công tác đã tới Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng ngay trong đêm sau khi bão đổ bộ. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo thành lập các đoàn công tác do các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó ở các địa phương…
Trong sáng 12/9, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình thị sát, kiểm tra công tác phòng, chống lũ tại Hà Nam; Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã tới Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng; Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã tới Lạng Sơn kiểm tra tình hình phòng chống lụt bão tại các tỉnh và có những chỉ đạo kịp thời; Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái).
Nói và làm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều công điện, liên tiếp chỉ đạo các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tập trung ứng phó bão, mưa lũ, sạt lở… từ sớm, từ xa với tinh thần chủ động, quyết liệt, phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất. Nhiều quyết sách được đưa ra ngay thời điểm “nóng”, như: Thủ tướng quyết định chi 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh bị ảnh hưởng bởi bão lũ; 50 tỷ đồng cho Yên Bái khắc phục hậu quả. Trong 2 ngày (10/9 và 11/9), Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng đã ký ban hành 2 quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 400 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 14 địa phương bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
"Đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết"
"Có thể nói đây là cơn bão lịch sử, gây hậu quả rất lớn. Nghe tiếng mưa rơi, mở cửa ra thấy mưa dầm dề là thấy lo" - Thủ tướng Phạm Minh Chính không khỏi xót xa chia sẻ trong một cuộc họp vào ngày hôm qua.
Để nhanh chóng ổn định sản xuất, cuộc sống của người dân, không để người dân nào bị đói, rét, không nơi ở, không có nước sạch, không được chăm sóc y tế... người đứng đầu Chính phủ yêu cầu Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình nhân dân thiếu lương thực, thực phẩm, nước sạch.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức cấp phát lương thực, thực phẩm, lương khô và các nhu yếu phẩm đến tận tay người dân; lực lượng quân đội, công an, chỉ đạo các đơn vị chức năng tích cực, chủ động phối hợp với các địa phương khẩn trương vận chuyển, cung cấp lương thực, thực phẩm, lương khô, mì tôm, các nhu yếu phẩm, nước uống, nước sạch… trong thời gian nhanh nhất có thể, đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí.
Trước đó, thị sát tình hình lũ tại khu vực sông Cầu (xã Tiên Sơn, thị xã Việt Yên) trước khi lên cano vào xã Vân Hà bị chia cắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các tỉnh Bắc Giang huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, các lực lượng ứng trực sẵn sàng đề phòng mọi tình huống bất trắc. Theo dõi sát tình hình các hồ chứa nước, tình hình mưa lũ, dự báo vùng ngập để sơ tán, bố trí chỗ ăn ở cho người dân. Thủ tướng cũng lưu ý địa phương, trường học nào an toàn thì mới cho học sinh đi học, chưa an toàn thì cho học sinh nghỉ; chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường.
Với tinh thần "đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết", "không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở", tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc với quan điểm "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ", các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, các công điện, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, triển khai mọi biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, nhất là mưa lũ, sạt lở do hoàn lưu bão, với tinh thần cao nhất có thể, mỗi người làm việc bằng hai vì nhân dân.
Ấm áp tình người trong bão lũ Những ngày qua, trái tim cả nước dõi theo miền Bắc. Hình ảnh nữ chiến sỹ công an ôm em bé 20 ngày tuổi ra khỏi vùng lũ. Nhiều người già, em bé được lực lượng chức năng đưa ra khỏi vùng ngập lụt ở thành phố Thái Nguyên. Hình ảnh thôn làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị san phẳng, nhiều nhà mất không còn ai. Bữa cơm đơn giản của các cán bộ, chiến sĩ trong giờ phút giải lao sau những chuyến xuồng cứu trợ người dân. Một chiến sĩ công an trẻ tranh thủ chợp mắt dù quần áo đang ướt và trên người vẫn mặc áo phao trong giá lạnh. Những hình ảnh đó đã thu hút và lấy đi nước mắt của hàng triệu người xem. Những lo lắng chưa vơi khi hiện nay, hàng chục khu vực tại các địa phương như Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Yên Bái... vẫn đang bị chia cắt do lũ; hàng chục nghìn ngôi nhà đang nằm ở các khu vực bị ngập lụt bao vây. Dù vậy, chúng ta cũng ấm lòng khi cả nước đang hướng về miền Bắc. Người dân từ các địa phương quyên góp, ủng hộ nhiều phương tiện, lương thực thực phẩm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng lũ lụt. Những "người lái đò" cũng chung tay hỗ trợ đồng bào chống bão. Hoặc mới đây, những tổ chức, cá nhân đã liên tục chia sẻ về mong muốn được giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt ở các tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai... trên mạng xã hội như vận chuyển miễn phí nhu yếu phẩm, áo phao, hàng cứu trợ... tới vùng lũ. Dưới những bài đăng trên mạng xã hội, các bình luận liên tục cập nhật thông tin về những khu vực khó khăn, cần sự hỗ trợ để cộng đồng tiếp tục chia sẻ, kết nối với các nhà hảo tâm, các đơn vị, cơ sở kinh doanh nhằm kịp thời hỗ trợ người dân, không để ai bị bỏ lại trong cơn bão. Nhiều tấm lòng thơm thảo, các bà, các mẹ đã mang nhiều rau, củ quả, bánh trái, cơm nắm, xôi thịt trong bối cảnh không có điện nước để nấu, gửi tới các hộ dân trong vùng ngập lụt. Những ân tình, nghĩa cử cao đẹp được lan tỏa không chỉ là hình ảnh đẹp, là câu chuyện ấm lòng giữa cơn cuồng phong bão số 3, mà còn tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng hỗ trợ nhau cùng vượt qua khó khăn hoạn nạn. Mới đây, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; cơ chế, chính sách đối với các cơ quan, địa phương bị ảnh hưởng; đặc biệt, cơ chế để huy động tối đa nguồn lực của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội khắc phục hậu quả bão số 3. |