内容摘要:Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt hiện do Tổng công ty Đường sắt Việt Na
keohomnay
|
Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt hiện do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao quản lý bảo trì,ửlýkhốitàisảnđườngsắthàngchụcngàntỷđồngThiệnchícủacơquanquảnlýkeohomnay khai thác, sử dụng, nhưng không được sở hữu hay định đoạt khối tài sản này. Ảnh: Đức Thanh |
Hai điểm nhấn
Có hai điểm nhấn đáng chú ý trong Tờ trình số 12455/BGTVT-KCHT về Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tưvừa được Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) gửi Thủ tướng Chính phủ vào đầu tuần này.
Đây là lần thứ 4 kể từ tháng 6/2019, Đề án được Bộ GTVT trình cấp có thẩm quyền nhằm tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpvà nâng cao hiệu quả sử dụng khối tài sản hàng chục ngàn tỷ đồng này.
Việc không tìm được tiếng nói chung giữa Bộ GTVT và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - đơn vị đang độc quyền quản lý khai thác khối tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, đặc biệt là thời hạn tạm giao tài sản và phân giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt đã khiến Đề án liên tục bị treo. Việc có tờ trình này là bước đi thiện chí của cơ quan quản lý.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư là tài sản công, bao gồm cả đất gắn với tài sản quốc gia, được chia thành 2 loại: tài sản quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.
Trước năm 2018, việc quản lý tài sản quốc gia này thực hiện theo quy định của Luật Đường sắt 2005, các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định của Chính phủ. Từ năm 2018, có Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thay thế Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia; Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 thay thế Luật Đường sắt số 35/2005/QH11.
Theo đó, mọi tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; quản lý nhà nước về tài sản này được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.