【pháp league 1】Luật Đất đai 2024 mới kỳ vọng tăng thu hút đầu tư nước ngoài

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: T.D
Toàn cảnh hội thảo.

Những bước tiến mới

Đó là thông tin được đưa ra tại hội thảo “Luật Đất đai 2024: Giải pháp thực thi hiệu quả cho nhà đầu tư” do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 17/7/2024.

Chia sẻ tại hội thảo, bà Cao Thị Phi Vân- Phó Giám đốc ITPC nhận định, Luật Đất đai năm 2024 với một số điểm mới đáng chú ý bao gồm: bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; sửa đổi quy định về phân loại đất; tiếp tục hoàn thiện về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân; bổ sung quy định về phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất. Ngoài ra, Luật Đất đai 2024 còn có các điều khoản phân cấp, phân quyền cho địa phương để phù hợp với thực tế từng địa phương và luật hóa các quy định đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực đất đai để phát triển đất nước.

Đáng chú ý, theo ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định, với Luật đất đai mới hy vọng Việt Nam sẽ đón nhận một làn sóng đầu tư mới. Ông Hiếu chỉ rõ, những điểm mới và các cải tiến của Luật Đất đai 2024 đối với nhà đầu tư. Chẳng hạn, người Việt Nam ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, kể cả đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao. Từ quy định này kỳ vọng, sẽ có làn sóng đầu tư mới của người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài.

Luật Đất đai 2024 mới kỳ vọng tăng thu hút đầu tư nước ngoài
Ông ANGUS LIEW, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Malaysia tại Việt Nam trao đổi những vấn đề về Luật Đất đai 2024 liên quan đến đầu tư.

Ngoài cơ hội đầu tư cho người Việt ở nước ngoài trong thời gian tới với quy định mới, có 3 cách để doanh nghiệp có thể có đất sản xuất kinh doanh một cách đơn giản hơn. Cụ thể, có đất rồi và đang sử dụng với mục đích khác giờ có thể chuyển mục đích sử dụng đất. Thứ hai, chưa có đất thì thỏa thuận thị trường bằng cách chuyển quyền hoặc hợp tác kinh doanh. Thứ ba, nhận đất từ việc cho thuê hoặc giao cho từ địa phương sau khi thu hồi đất. Điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 liên quan đến đất cho sản xuất kinh doanh đều áp theo cơ chế thị trường và hành chính rất ít, ông Hiếu nhấn mạnh.

Giảm tranh chấp đất đai

Ở góc độ là cơ quan điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, qua thống kê trong năm 2023 vừa qua cho thấy sự gia tăng về số lượng tranh chấp bất động sản, ghi nhận khoảng 26.18% trên tổng số vụ, trong đó có các vụ có liên quan đến yếu tố đất đai. Song do sự giới hạn của quy định pháp luật, các tranh chấp này thường gây nên những băn khoăn nhất định cho các bên và Hội đồng Trọng tài về yếu tố thẩm quyền giải quyết.

Tuy nhiên, trong Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2024 đã có cơ chế khắc phục vấn đề này. Dưới góc độ hoạt động đầu tư, ông Bắc đánh giá, với nhiều cải tiến trong Luật Đất đai hiện tại, nhà đầu tư sẽ được tiếp cận với đất đai một cách thuận lợi hơn, thủ tục đơn giản, thông thoáng hơn, xoá bỏ nhiều vướng mắc pháp lý còn tồn tại. Do đó, đến trước thời điểm luật có hiệu lực, nhà đầu tư cần nhanh chóng trang bị những kiến thức, thông tin cần thiết để hoạt động hiệu quả trong bối cảnh khung khổ pháp lý mới.

Đồng quan điểm, Luật sư Nguyễn Văn Hải, Luật sư thành viên Công ty Luật TNHH YKVN cho rằng, những vấn đề pháp lý phát sinh cho nhà đầu tư, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khi thực thi khuôn khổ pháp lý mới, bao gồm việc áp dụng Luật Đất đai mới và các luật liên quan vào các giao dịch thực tiễn, cùng với các khuyến nghị về quản trị rủi ro trong bối cảnh hành lang pháp lý mới. Từ đó giúp các nhà đầu tư định hướng chiến lược kinh doanh một cách an toàn và hiệu quả hơn.

Đơn cử, Luật Đất đai mới đi vào thực tế sẽ bổ sung phương thức giải quyết bằng tranh chấp liên quan đến đất đai bằng Trọng tài thương mại Việt Nam, ngoài các hình thức của luật cũ là UBND hoặc Tòa án. Phương thức này áp dụng nếu tranh chấp phát sinh từ “hoạt động thương mại liên quan đến đất đai”…

Ngoài ra, tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã thảo luận các vấn đề liên quan đến các thay đổi, tác động của Luật Đất đai đối với thị trường về việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất,… ; đồng thời làm rõ các điều khoản trong Luật liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu là người nước ngoài và các luật liên quan khác.