【nhận định newcastle hôm nay】Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán

VHO - Từ những thửa đất trồng lúa,ỡngàngvườnnhoHạđenđắthơnnhonhậpkhẩunhưngkhôngcóđểbánhận định newcastle hôm nay hoa màu mang lại hiệu quả thấp, một số hộ nông dân xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang trồng nho Hạ đen, kết hợp làm du lịch sinh thái mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội.

150.000 đồng/kg không có mà bán

Đến xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng vào những ngày cuối tháng 4, có thể cảm nhận rõ không khí tất bật của các nhà vườn đang chuẩn bị cho vụ nho quan trọng nhất năm. Những chùm nho xanh mơn mởn, tươi mát đã hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 1
Những chùm nho Hạ đen xanh mát hứa hẹn mùa thu hoạch bội thu

Giống nho trồng tại Đan Phượng là nho giống nho Á nhiệt đới có tên gọi là Hạ đen, nguồn gốc nhập từ Đài Loan mà xa nữa là từ Nhật Bản, khác hẳn với giống nho nhiệt đới của Ninh Thuận.

Nho Hạ đen là giống nho khá mới mẻ đối với các tỉnh phía Bắc, cho sản lượng nhiều hơn so với các giống nho bản địa. Nho Hạ đen quả to, tròn, sai quả, thịt quả dày và không có hạt. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm và khá giòn, thơm mát.

Các chủ vườn tại đây cho biết, chỉ còn 2 tháng nữa là vào vụ chính. Đây là thời điểm vàng để tỉa quả, giúp chùm nho phát triển cân đối, đều quả hơn khi chín. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và quyết định chất lượng, hình dáng chùm nho sau này.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 2
Nho hạ đen khi vào mùa thu hoạch

Để mọi người biết đến sản phẩm của mình, các nhà vườn cũng đẩy mạnh tuyên truyền giới thiệu sản phẩm qua trang Faceboook, Zalo… Nhờ đó, mà cứ mỗi mùa thu hoạch người dân, du khách đến trải nghiệm, check-in tại vườn và mua nho mang về luôn nên người nông dân ở đây không có nho mà bán ngoài thị trường.

Gia đình ông Nguyễn Hữu Hợi, chủ vườn nho Hợi Hường là một trong những chủ vườn nho lớn ở Đan Phượng.  Năm 2020, ông đã đi thăm các mô hình trồng thành công ở một số tỉnh như Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Lạng Sơn.

Đến tháng 10.2020, ông trồng thành công 600 gốc nho Hạ đen không hạt với sự giúp đỡ kỹ thuật của Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang, sự hướng dẫn của Trung tâm khuyến nông Thành phố, Trạm khuyến nông huyện.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 3
Du khách từ các vùng lân cận đến tham quan và tự tay hái nho

Theo ông Hợi, ý tưởng kết hợp trồng nho với du lịch sinh thái để khách được tự cắt những chùm nho yêu thích xuất hiện ngẫu nhiên. Ban đầu, thấy khách đến mua nho tại vườn và thích thú mô hình trải nghiệm du lịch, nên gia đình ông đã học cách làm và được mọi người ủng hộ rất nhiều.

“Mùa cao điểm, khách ghé vườn khoảng 400 – 500 lượt người/ngày, vé vào 30.000/người. Sau khi tham quan, chụp ảnh và trực tiếp hái nho, hầu như khách nào cũng mua nho về làm quà. Giá mỗi kg là 150.000 đồng. Vì thế nho chín đến đâu thì hết đến đó, chưa cần tìm đầu ra ngoài thị trường",  ông Hợi cho chia sẻ.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 4
Các gia đình đưa trẻ em đi trải nghiệm với công việc của người nông dân

Với giá 150.000 đồng/kg - giá cao hơn nhiều loại nho nhập khẩu. Còn về chất lượng không hề thua kém một số loại nho Nam Phi, nho Mỹ…; còn độ tươi, ngon thì chắc chắn là hơn hẳn. Bởi thế, người tiêu dùng nếu không đến tận nhà vườn thì khó mà tìm mua được nho Hạ Đen trên thị trường.

Để vườn nho Hạ đen phát triển bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, thời gian tới, các nhà vườn tại xã Đan Phượng đều có dự định sẽ tiếp tục tập trung đầu tư cho mô hình trồng nho Hạ đen, mở rộng diện tích kết hợp khu du lịch sinh thái trải nghiệm để thu hút đông du khách tới tham quan, du lịch trải nghiệm trong ngày.

Lợi nhuận 400 triệu đồng/năm

Có thể nói, hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nho Hạ đen của các hộ dân tại xã Đan Phượng đã góp phần tích cực, động viên, khuyến khích người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây được coi một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất an toàn.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 5
Người nông dân xã Đan Phượng cắt tỉa bớt quả để tạo ra những chùm nho cân đối, to tròn

Gia đình ông Nguyễn Hữu Vinh, chủ vườn nho Ông ngoại Chớp, là một trong những hộ gia đình trồng nho kết hợp với du lịch sinh thái cho hiệu quả nhất nhì vùng. Ông Vinh chia sẻ, năm 2018 ông đã quyết định phá bỏ cả vườn bưởi diễn vì lợi nhuận thu về từ loại cây này rất thấp. Sau nhiều thời gian nghiên cứu, ông quyết định chuyển sang mô hình trồng nho Hạ đen.

Khi bắt đầu, ông lấy 200 gốc cây giống từ Lạng Sơn về trồng thử. Nếu như năm đầu, với 720m2 đất trồng nho cho thu hoạch 1 tấn, thì đến năm thứ hai cùng với diện tích đó gia đình ông thu về trên 1.5 tấn, năng suất sẽ tăng dần theo độ tuổi của cây.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 6
Mỗi chùm nho khi thu hoạch nặng 0,5-0,8kg, quả to mọng, cùi dày, ăn giòn và ngọt

Do đó, vốn đầu tư ban đầu lớn nhưng hiệu quả kéo dài, càng về sau càng tiết kiệm chi phí và cho thu nhập ổn định. Nhìn thấy tiềm năng phát triển, mới đây gia đình ông Vinh đã mở rộng diện tích trồng nho lên gấp đôi với tổng 400 gốc.

Ông Vinh cho biết thêm, nho là giống "khó tính", để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt trên vùng đất có khí hậu nóng ẩm như miền Bắc không hề đơn giản.  Đặc thù của cây nho Hạ đen yêu cầu rất khắt khe đối với khâu chăm sóc, từ giai đoạn cho ra hoa đến giai đoạn cho thu quả.

Bên cạnh đó, với đặc thù của nghề nông, loại cây gì cũng cần phụ thuộc thời tiết. Nắng to quá sẽ cháy lá, mưa bão to quá thì nát luống, hỏng cành, nhất là khi đây là cây thân mềm mọc thành giàn. Để khắc phục điều này, nhà vườn đã làm màng lưới phủ kín cả toàn bộ diện tích trồng để tránh mưa, nắng và sương cho cây.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 7
Ông Vinh đang thử nghiệm nhân giống bằng phương pháp chiết cành

Không chỉ có gia đình nhà ông Vinh, nhiều hộ nông dân tại huyện Đan Phượng cũng đang chia sẻ và học hỏi nhau về cách trồng, chăm sóc giống nho Hạ đen, từng ngày phát triển kinh tế địa phương.

Nói về bí quyết để cây nho Hạ đen phát triển tốt, cho năng suất cao, ông Hợi chia sẻ: “Thực hiện cắt tỉa cây thường xuyên, bên cạnh đó là việc phòng trừ sâu bệnh cũng phải theo định kỳ, tuân thủ theo hướng dẫn của ngành bảo vệ thực vật và theo quy trình sản xuất VietGAP. Để tránh trời quá nắng hoặc ngập trũng tại khu vực trồng, nhà vườn phải đào các rãnh đất cao, thiết kế bạt phủ dưới gốc để cây có điều kiện phát triển tốt nhất”.

Ngỡ ngàng vườn nho Hạ đen đắt hơn nho nhập khẩu nhưng không có để bán - ảnh 8
Những vườn nho là điểm du lịch trải nghiệm mới của người dân Thủ đô và vùng lân cận

Chia sẻ về hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nho Hạ đen, ông Hợi cho biết, nhận thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, năm 2021 gia đình ông mở rộng diện tích trồng, từ 600 gốc nho ban đầu, hiện tại gia đình ông Hợi có 1.500 gốc trồng trên diện tích 4.500m2. Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, một năm gia đình có thể thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và tháng 10. Sản lượng nho năm 2023 của gia đình đạt 4-5 tấn, trừ hết các khoản chi phí giống, phân bón, nhân công... gia đình ông thu lãi khoảng 400 triệu đồng.

Để sản phẩm nho Hạ đen có uy tín, có chỗ đứng trên thị trường, huyện Đan Phượng cũng chủ động hướng dẫn người dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap ngay từ đầu. Ông Hợi đánh giá, so với trồng rau màu, nho hạ đen cho thu nhập cao gấp đôi, một lần trồng có thể cho thu hoạch trong vòng 10 năm. Điều đáng nói là hiện nay, thị trường tiêu thụ nho rất rộng mở, sản lượng làm ra không đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng.