【keo ý】Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024

Chuẩn bị kỹ lưỡng các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Luật Hóa chất (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét,ỳhọpthứQuốchộikhóaXVsẽkhaimạcvàongàkeo ý cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng đồng chủ trì hội nghị chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Quốc hội dự kiến sẽ xem xét 42 nội dung

Sáng 11/10, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan về rà soát công tác chuẩn bị các điều kiện tổ chức Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào sáng 30/11/2024 (Ảnh: QH)

Báo cáo tại cuộc họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024, dự kiến bế mạc vào sáng 30/11/2024 và được tổ chức thành 2 đợt cách nhau 6 ngày.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội dự kiến sẽ xem xét 42 nội dung, bao gồm: 30 nội dung thuộc công tác lập pháp, 12 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Bên cạnh đó, có 12 nhóm nội dung các cơ quan gửi báo cáo để ĐBQH tự nghiên cứu.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cũng báo cáo cụ thể các nội dung trong công tác chuẩn bị liên quan tới: Nội dung, tài liệu Kỳ họp, tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội; khách mời, công tác dân nguyện; công tác thông tin, tuyên truyền; phục vụ các phiên họp toàn thể và các phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội; công tác hậu cần, cơ sở vật chất, kỹ thuật, an ninh, an toàn Kỳ họp;…

Trong đó, về nội dung, tài liệu Kỳ họp, thời gian qua, các cơ quan hữu quan đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ chuẩn bị các nội dung bảo đảm yêu cầu để kịp trình Quốc hội.

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường - Ảnh: QH

Đến thời điểm này các nội dung của kỳ họp đều đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Cụ thể: Văn phòng Quốc hội đã nhận được cơ bản các đầu tài liệu của Kỳ họp. Việc triển khai tổ chức biên soạn, tổng hợp thông tin, tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp đã và đang tiếp tục tiến hành trong quá trình Quốc hội họp đề cung cấp tài liệu cho đại biểu Quốc hội, đồng thời, tiếp tục triển khai tiếp nhận và trả lời yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu Quốc hội trong thời gian diễn ra Kỳ họp.

Về công tác thông tin, tuyên truyền, Văn phòng Quốc hội đang tiếp thu ý kiến các cơ quan hữu quan vào Đề án tổ chức công tác thông tin, báo chí tuyên truyền về Kỳ họp thứ 8, bảo đảm tuyên truyền hiệu quả, sâu rộng, đậm nét, toàn diện, đúng định hướng, góp phần vào thành công chung của Kỳ họp...

Tại cuộc họp, đại diện các cơ quan cơ bản nhất trí và đánh giá cao công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 của Văn phòng Quốc hội. Đồng thời, các ý kiến cũng tham gia nhiều nội dung cụ thể về nội dung, tài liệu kỳ họp, công tác dân nguyện, công tác tuyên truyền,… trong đó, nhấn mạnh tới công tác phối hợp, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất, sẵn sàng phục vụ Kỳ họp.

Công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ Kỳ họp thứ 8

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao Tổng Thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các cơ quan đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chủ động chuẩn bị khối lượng rất lớn các nội dung, điều kiện liên quan tới chuẩn bị kỳ họp, đến nay cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn tất, sẵn sàng phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận cuộc họp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận cuộc họp - Ảnh: QH

Để tiếp tục chuẩn bị tốt nhất cho Kỳ họp thứ 8, Phó Chủ tịch Quốc hội yêu cầu các cơ quan tiếp tục phối hợp hiệu quả hơn nữa trong thời gian từ nay tới ngày khai mạc Kỳ họp.

Trong đó, Tổng Thư ký Quốc hội tiếp tục theo dõi, đôn đốc hồ sơ, tài liệu và xây dựng chương trình phù hợp trên tinh thần gửi sớm nhất tài liệu tới các vị ĐBQH; Văn phòng Quốc hội phối hợp đảm bảo khâu tổ chức, nghi lễ trang trọng tại Kỳ họp; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ rà soát việc tham dự của các đại biểu tại phiên khai mạc và kỳ họp; bảo đảm thời gian trình bày các báo cáo theo đúng dự kiến chương trình đề ra;…

Đồng thời, Văn phòng Quốc hội tiếp tục phối hợp với các cơ quan làm tốt công tác thông tin, truyền thông; tăng cường thời lượng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân; thông tin đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ, chính xác, khách quan để cử tri hiểu rõ và đồng thuận với nội dung Quốc hội xem xét, quyết định; bố trí phóng viên tác nghiệp đúng vị trí, đủ điều kiện...

Bên cạnh đó, công tác thông tin cần bám sát Đề án, Đề cương tuyên truyền về nội dung Kỳ họp; định hướng tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, đúng mục tiêu, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm khách quan, toàn diện, kịp thời; dự liệu các vấn đề phức tạp, nhạy cảm, nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau để chủ động định hướng thông tin tuyên truyền; góp phần chuyển tải chính xác, đầy đủ diễn biến Kỳ họp đến cử tri và nhân dân cả nước.

Về công tác tổng hợp ý kiến thảo luận tại Tổ, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội đôn đốc cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra kịp thời xây dựng báo cáo tiếp thu, giải trình bước đầu ý kiến các vị ĐBQH tại phiên thảo luận Tổ;…

Ngoài ra, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự trong thời gian diễn ra Kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là khu vực trung tâm quận Ba Đình, tại các trụ sở của Quốc hội; tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ;…

Bộ Y tế phối hợp bảo đảm công tác y tế phục vụ Kỳ họp và các hoạt động tại Nhà Quốc hội trong Kỳ họp, phân công các đơn vị thường trực y tế; thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại nơi cung cấp thực phẩm, các khách sạn, nhà khách phục vụ Kỳ họp; tổ chức công tác thường trực cấp cứu trong suốt quá trình diễn ra Kỳ họp.

Thanh tra Chính phủ chủ động phối hợp với Ban Dân nguyện tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai công tác tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứu 8, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan và chính quyền địa phương triển khai rà soát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, hạn chế tối đa công dân tập trung tại các cơ quan Trung ương trong thời gian diễn ra Kỳ họp…

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ chủ động xây dựng các phương án để người dân của địa phương không tập trung đông người khiếu nại, tố cáo tại khu vực nhà Quốc hội, nơi làm việc của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nơi ở của các Đoàn đại biểu Quốc hội trong thời gian diễn ra Kỳ họp.