TheăngcườngsứcéptạiCrưmNgachỉcáchđốiphóxetăngAbramscủaMỹkèo bóng đá nhậto Guardian, trong ngày 24/10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có bài phát biểu trực tuyến tại một hội nghị an ninh ở Praha (Czech). Tại đây, nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh rằng quân đội nước này sẽ tiếp tục gia tăng sức ép ở bán đảo Crưm.
"Chúng tôi đã đạt được thành tựu lịch sử. Hạm đội của đối thủ không thể tiếp tục duy trì hoạt động ở phía Tây Biển Đen và đang phải rút dần khỏi Crưm. Ukraine vẫn chưa kiểm soát hoàn toàn vùng biển xung quanh Crưm, nhưng chúng tôi sẽ làm được. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian", ông Zelensky nói.
Trong thời gian vừa qua, quân đội Ukraine đã liên tục tập kích các cơ sở hạ tầng tại bán đảo Crưm. Đáng chú ý nhất là các cuộc tập kích bằng UAV và xuồng cảm tử nhắm vào cầu Kerch và căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol.
Binh sĩ Nga chỉ ra điểm yếu của xe tăng Abrams
Theo Sputnik, quân đội Ukraine đã nhận được toàn bộ 31 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams từ Mỹ, và sẵn sàng triển khai các chiến xa này ra tiền tuyến.
Tuy vậy, các binh lính vận hành UAV của Nga nói rằng họ đã có chiến lược để đối phó với xe tăng này. "UAV cảm tử Lancet có thể tấn công từ trên cao, nhắm vào phần tháp pháo và hốc chứa đạn dược ở sau đầu xe. Đây là hai điểm yếu của Abrams", sĩ quan mang biệt danh Shket cho biết.
Theo nhận định của các binh lính Nga, phiên bản Abrams xuất hiện tại Ukraine đã bị lược bỏ một số tính năng, bao gồm lớp giáp uranium ở phía trước. Một vấn đề khác là xe tăng của Mỹ rất nặng, khiến chúng dễ bị sa lầy trong mùa mưa ở Ukraine.
Các chuyên gia quân sự nhận định, quân đội Ukraine sẽ không triển khai Abrams trong các cuộc tập kích trực diện ở tiền tuyến. Thay vào đó, họ phân tán các xe tăng này và sử dụng chúng như các loại pháo tầm xa. Chiến thuật này cho phép xe tăng của Mỹ thể hiện khả năng tấn công chính xác từ xa, nhưng cũng dễ bị đối phó bởi UAV.