【lich thi dau bong da ngay hom nay】Mạnh tay hỗ trợ đầu tư để lôi kéo “đại bàng” công nghệ
Tăng cường thu hút đầu tưtrong lĩnh vực công nghệ sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam nâng “chất” nền kinh tế. |
Mạnh tay hỗ trợ
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc vừa tiếp tục có cuộc họp bàn với các thành viên Tổ soạn thảo để có thể sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định về việc thành lập,ạnhtayhỗtrợđầutưđểlôikéođạibàngcôngnghệlich thi dau bong da ngay hom nay quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Dự thảo đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư một lần nữa đưa ra lấy ý kiến công luận vào cuối tháng 6/2024.
Thông tin chi tiết chưa được tiết lộ, song những nguyên tắc cơ bản và điều khoản quan trọng nhất vẫn được nhất quán rằng, việc ban hành Nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư ở thời điểm này là rất cần thiết để cụ thể hóa các định hướng, chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi đầu tư; cũng như củng cố vị thế cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, chạy đua thu hút đầu tư gay gắt giữa các quốc gia; và tăng tính hiệu quả của hệ thống chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
Theo Dự thảo Nghị định, các doanh nghiệpcông nghệ cao; doanh nghiệp có dự ánđầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án ứng dụng công nghệ cao; doanh nghiệp có dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) sẽ là các đối tượng được hưởng lợi từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư. Tùy vào việc đáp ứng được các tiêu chí được đưa ra trong Dự thảo Nghị định, các đối tượng này sẽ được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư khác nhau. Trong đó, quan trọng nhất là hỗ trợ bằng tiền mặt cho các chi phí như đào tạo nguồn nhân lực, R&D, sản xuất công nghệ cao…
Đây chính là các hình thức hỗ trợ đầu tư mà các quốc gia trong khu vực đang áp dụng, trong khi tại Việt Nam thì chưa được cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật. Đồng thời, cơ chế này phù hợp với các khuyến nghị của OECD trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư khi thuế tối thiểu toàn cầu được áp dụng.
“Các dự án bán dẫn thường có yêu cầu hỗ trợ rất cao, bao gồm bằng tiền mặt, có khi lên đến 30-40% tổng vốn đầu tư của dự án. Một số nước thậm chí hỗ trợ 50-70%. Trong khi đó, chúng ta chưa có quy định về việc này”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.
Thực tế, thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã rất mạnh tay chi tiền hỗ trợ để lôi kéo các “đại bàng”, nhất là các “đại bàng” công nghệ. Cả Mỹ, châu Âu, Nhật Bản đều đã sẵn sàng “móc hầu bao” hàng tỷ USD để thu hút các dự án quy mô lớn của Intel, Samsung, TSMC… Các nước trong khu vực, như Thái Lan, Singapore… cũng dành những nguồn lực không nhỏ để hỗ trợ các nhà đầu tư.
Chẳng hạn, Thái Lan phân bổ 50-70% số tiền thu thuế bổ sung vào “Quỹ nâng cao năng lực” để hỗ trợ doanh nghiệp. Singapore dự kiến hỗ trợ 50% các chi phí đủ điều kiện trong các lĩnh vực cốt lõi, các khoản đầu tư mới, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo… “Đây là một ‘cuộc chơi’, mà nếu không đáp ứng được, nhà đầu tư sẽ đi mất”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Để không bỏ lỡ “cuộc chơi”
Để không bỏ lỡ “cuộc chơi”, việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư mới là cần thiết. Không chỉ các nhà đầu tư, mà cả các chuyên gia, các cơ quan tư vấn chính sách cho Việt Nam đều cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần sửa đổi các chính sách ưu đãi đầu tư, dựa trên chi phí chứ không phải dựa trên thu nhập. Và thậm chí, cần thiết phải hỗ trợ đầu tư bằng tiền mặt, như nhiều quốc gia đã và đang áp dụng.