Các đồng chí lãnh đạo Đảng,ịquyếtĐảngtinphongchnhquyềnkiếntạbongdaso ty le keo Nhà nước dự Hội nghị Chính phủ với các địa phương, ngày 28-29/12/2017. - Ảnh: VGP
Báo điện tử Chính phủ phỏng vấn TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Nghị quyết 01 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Cải cách khơi dậy nguồn lực trong dân
Nghị quyết 01 có rất nhiều nội dung, nhưng theo ông, cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất tới những vấn đề nào?
Ông Vũ Tiến Lộc: Trước hết, lần đầu tiên Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu phương châm 10 chữ: Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả. Đây là phương châm hành động xuyên suốt cho 1 năm, nhưng theo tôi, yêu cầu “hành động” là trung tâm và đấy cũng chính là điều mà cộng đồng doanh nghiệp, người dân mong chờ nhất. Bởi trước nay các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ mà nhất là Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 đã đề ra chương trình cụ thể nhưng khâu yếu nhất vẫn là hành động.
Như Thủ tướng nói là đã chuyển động nhưng còn chậm, sức nóng và sự lan tỏa quyết tâm cải cách của Chính phủ, của Thủ tướng tới các cơ quan còn chậm. Đặc biệt là không đồng bộ, vẫn còn hiện tượng trên bảo dưới không nghe, trên nóng dưới lạnh. Do đó, điều cần nhấn mạnh nhất chính là hành động và các cơ quan, các địa phương thực hiện đúng những cam kết, những nhiệm vụ được ghi. Tôi ấn tượng nhất và cũng mong muốn nhất với chữ hành động, là trung tâm nỗ lực của Chính phủ.
Thứ hai, tôi rất ấn tượng với việc Nghị quyết yêu cầu tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội lên khoảng 41%. Khi vốn tư nhân trong tổng đầu tư tăng lên tức là chúng ta đã khôi phục niềm tin trong dân, huy động được nguồn lực của toàn dân cho phát triển. Năm 2017 đã cho thấy vai trò động lực quan trọng của đầu tư tư nhân, khi các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, khai thác tài nguyên giảm… mà kinh tế vẫn tăng trưởng ngoạn mục thì kinh tế tư nhân có công lớn.
Làm được điều đó là nhờ chúng ta đã đẩy mạnh cải cách thể chế để khai thác được trí tuệ và nguồn lực trong dân, thay vì khai thác than hay dầu mỏ. Đây chính là nguồn lực lâu dài của phát triển kinh tế và cũng là mục tiêu của cải cách thể chế.
Một hướng cải cách khác cũng rất quan trọng đã được đề cập trong Nghị quyết 01, đó là việc thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đây là chủ trương rất đáng hoan nghênh và phải làm sớm, cần tính toán để làm sao thực sự có thể giám sát, quản lý vốn có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế thị trường. Việc thành lập Ủy ban, cộng với việc cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin như Nghị quyết nêu một mặt sẽ giải phóng nguồn lực của các cơ quan nhà nước để các cơ quan này tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế như trên đã nói, mặt khác vừa giải phóng nguồn lực của khu vực tư nhân.
Tóm lại, nếu trong chủ đề năm 2018 tôi ấn tượng với chữ “hành động”, thì trong phương hướng phát triển thì tôi ấn tượng với tỷ lệ đầu tư tư nhân trong phát triển, điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng tăng trưởng.
Những con số “đo” chất lượng cải cách
Ông đánh giá thế nào về mục tiêu phấn đấu thành lập mới 135 nghìn doanh nghiệp trong năm 2018 mà Nghị quyết đề ra?
Ông Vũ Tiến Lộc: Cũng là một con số rất ấn tượng. Có lẽ đây là lần đầu tiên Nghị quyết 01 hằng năm của Chính phủ đề ra mục tiêu cụ thể về số doanh nghiệp thành lập mới. Để làm được điều này cũng cần nỗ lực cải cách thể chế như trên đã nói. Nghị quyết cũng đã đưa ra những con số rất ấn tượng khác: Phấn đấu đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh; bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh. Nhưng không chỉ về điều kiện kinh doanh hay kiểm tra chuyên ngành, cộng đồng doanh nghiệp trông chờ các lĩnh vực khác cũng phải làm với tinh thần như vậy.
Những con số này đo được chất lượng cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính. Theo tôi, cùng với con số về tỷ lệ đầu tư tư nhân, các chỉ số trên về môi trường kinh doanh là những con số quan trọng nhất, nếu đạt được thì các con số khác mà Nghị quyết đưa ra như tăng trưởng GDP, đưa giá trị hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) đạt 6,0 hay tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP năm 2018 đạt trên khoảng 46%... cũng sẽ đạt được.
Một điểm khác rất quan trọng, bình quân trong năm qua, mỗi doanh nghiệp thành lập mới có 10 lao động, như vậy với 135 nghìn doanh nghiệp thành lập mới sẽ tạo việc làm cho gần 1,4 triệu lao động. Đồng thời nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh, như vậy, tạo việc làm cho 1,7-1,8 triệu người là hoàn toàn khả thi. Theo tôi, điều này rất quan trọng và là mục tiêu cao nhất của mọi kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Tuy nhiên, tôi cũng mong muốn Chính phủ sẽ thúc đẩy hơn nữa việc chuyển giao dịch vụ công. Nghị quyết Trung ương 6 cũng đã yêu cầu các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ công cho doanh nghiệp, người dân đảm nhiệm. Điều này cũng giải phóng nguồn lực để các cơ quan nhà nước tập trung hoàn thiện thể chế và tạo điều kiện cho khu vực tư nhân phát triển.
Mặt khác, các địa phương đang chịu áp lực cải cách rất lớn từ người dân và cuộc chạy đua trong nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Trong khi đó, nhiều bộ ngành, cơ quan vẫn chưa chịu từ bỏ lợi ích cục bộ của mình.
Việc yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành cho thấy các bộ ngành còn rất nhiều vấn đề cần cải cách. Những nỗ lực cải cách của các bộ ngành là rất quan trọng để tạo không gian mới cho những nỗ lực ở địa phương và nhiệm vụ của các bộ ngành đã được giao rất cụ thể tại Nghị quyết.
Hai ngọn lửa và làn gió hội nhập
Tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương cuối năm 2017, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng. Nay khi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01, cá nhân ông nhìn nhận sự kiện trên như thế nào?
Ông Vũ Tiến Lộc: Cùng với bài phát biểu của Tổng Bí thư và những kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị, Nghị quyết 01 đã khẳng định những thông điệp quan trọng, thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của toàn dân và những cải cách của các cơ quan Chính phủ, cho năm 2018 và cả những năm tới. Tôi cũng mong muốn một phong trào thi đua yêu nước giữa chính quyền và người dân: Các cấp chính quyền nỗ lực cải cách thể chế, cố gắng tạo một môi trường thân thiện, còn người dân hăng hái khởi nghiệp, làm giàu.
Cả phát biểu của Tổng Bí thư, kết luận của Thủ tướng và nội dung Nghị quyết đều nhấn mạnh quyết tâm phòng chống tham nhũng. Theo tôi, hiện có hai ngọn lửa lớn, đó là ngọn lửa phòng chống tham nhũng, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, xốc lại bộ máy mà Đảng đang thực hiện dưới quyết tâm và chỉ đạo trực tiếp của Tổng Bí thư và ngọn lửa cải cách thể chế mà Chính phủ đang tiến hành cũng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều này cũng cần đặt trong bối cảnh chúng ta vừa tổ chức thành công Năm APEC 2017. Theo khảo sát, Việt Nam là 1 trong 4 nền kinh tế có sức thu hút đầu tư FDI lớn nhất trong APEC, cùng với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
Nghị quyết 01 đã yêu cầu nâng cao hiệu quả tham gia, chủ động, tích cực đóng góp vào xây dựng, định hình các tổ chức, diễn đàn đa phương, vận động các nước thực hiện nghiêm túc các cam kết trong APEC, đặc biệt là các sáng kiến do Việt Nam đề xuất và được thông qua trong Tuần lễ Cấp cao APEC. Điều này thể hiện tâm thế mới, vị thế mới của Việt Nam, nhưng đây cũng là thách thức rất lớn của công tác đối ngoại.
Tôi cho rằng hai ngọn lửa trên sẽ bùng lên mạnh hơn nữa khi gặp làn gió hội nhập quốc tế, làn gió đầu tư. Như vậy, 2018 có thể là năm khởi đầu cho một giai đoạn mới của cải cách tại Việt Nam. Từ khóa cho năm nay sẽ là “niềm tin”, với niềm tin mãnh liệt hơn của người dân, doanh nghiệp và Nghị quyết 01 của Chính phủ đã củng cố niềm tin này.
Tôi cho rằng nỗ lực cải cách thể chế của Đảng, Nhà nước gặp tinh thần khởi nghiệp của người dân sẽ tạo ra kết quả về số lượng và chất lượng tăng trưởng.
Đảng tiên phong, chính quyền kiến tạo
Ông kỳ vọng gì trong năm 2018 và những năm sắp tới?
Ông Vũ Tiến Lộc: Ở trên tôi đã nói về hai ngọn lửa. Nhưng nhìn rộng hơn nữa, hiện nay, Đảng đang thể hiện rõ vai trò tiên phong trong bối cảnh mới trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trong phòng chống tham nhũng, cải cách thể chế, xây dựng bộ máy, phát triển kinh tế-xã hội, phát triển kinh tế tư nhân, đối ngoại, quốc phòng, an ninh… và đây là cơ sở để Chính phủ, các cấp chính quyền thực hiện vai trò kiến tạo, từ đó tạo điều kiện tối đa cho người dân khởi nghiệp, quốc gia khởi nghiệp.
Theo quan sát của cá nhân tôi, nếu 2016 là năm khởi động một giai đoạn mới, 2017 là năm tăng tốc, thì 2018-2019 phải là năm nước rút để 2020 chúng ta cán đích, đạt được các mục tiêu đề ra với 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Tôi cũng vừa mới đọc bài viết của Thủ tướng nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968. Cá nhân tôi thấy một điểm rất đáng chú ý, đó là từ những bài học và tinh thần của sự kiện này, Thủ tướng đã nhấn mạnh tới yêu cầu kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong thời chiến, chúng ta đã huy động được sức mạnh của toàn dân để đánh giặc, tôi mong 2018 sẽ đánh dấu một bước chuyển mới, ghi dấu ấn về việc huy động được sức mạnh của toàn dân trong xây dựng và phát triển đất nước, với những nỗ lực cải cách hướng tới chuẩn mực thể chế hàng đầu của ASEAN và OECD.
Tôi tin vào sức sống mãnh liệt của khu vực kinh tế tư nhân và tinh thần khởi nghiệp của người dân.
Xin cám ơn ông!
Theo Hà Chính/baochinhphu.vn