Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (thứ 4,ợptácASEANluônđứngvữngtrướcmọinguycơbấtổket qua bong da mẽico trái) cùng các Bộ trưởng Ngoại giao đối tác chụp ảnh chung tại Hội nghị ASEAN+3. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Ngày 13/7, trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 56 và các hội nghị liên quan tại Indonesia đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 3 nước đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (ASEAN+3).
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Indonesia - nước Chủ tịch ASEAN, bà Retno Marsudi cho biết hợp tác ASEAN+3 luôn đứng vững trước mọi nguy cơ bất ổn, những cú sốc và khủng hoảng.
Ngoại trưởng Indonesia nhấn mạnh ASEAN+3 luôn giữ vai trò điểm tựa hơn 25 năm qua trong giải quyết những thách thức trong khu vực.
Do đó, bà cho rằng ASEAN+3 cần tiếp tục hợp tác nhằm đảm bảo cơ chế này trở nên mạnh mẽ hơn trong giải quyết những thách thức toàn cầu đầy bất ổn, vì ổn định, tự cường và bền vững của khu vực.
Về sự ổn định của khu vực, Ngoại trưởng Retno nhấn mạnh, sự ổn định cần phải theo đuổi và nuôi dưỡng bởi tất cả các bên, những người có quyền lợi nhất khi sống và phát triển trong khu vực này.
ASEAN+3 cần phát huy vai trò duy trì hòa bình và an ninh bằng cách tôn trọng luật pháp quốc tế và theo đuổi tinh thần của chủ nghĩa đa phương.
Chủ tịch ASEAN kêu gọi ASEAN+3 nên hỗ trợ cách ASEAN xây dựng một cấu trúc khu vực bao trùm và thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông qua các hành động cụ thể.
Về năng lực tự cường, ASEAN+3 cần củng cố cơ chế để tăng cường khả năng phục hồi. Sáng kiến Chiang Mai cần được triển khai hiệu quả hơn trong việc ứng phó với các cuộc khủng hoảng tài chính, và ASEAN+3 phải là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo khả năng ứng phó của khu vực trước các cuộc khủng hoảng bất ngờ.
Về tính bền vững, Ngoại trưởng Retno khẳng định bền vững không còn là một lựa chọn. Bà cho rằng ASEAN+3 cần đảm bảo trở thành điểm neo vững chắc cho sự phát triển bền vững của khu vực, cũng như cần sáng tạo hơn trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, trong đó, có thể bắt đầu hợp tác phát triển một hệ sinh thái xe điện mạnh mẽ trong thị trường ASEAN+3.
Tại cuộc họp, các bên nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết hợp tác của ASEAN+3 trong việc thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vực và giải quyết các thách thức trong tương lai.
Do đó, cần một cam kết được đưa ra nhằm tăng cường cơ chế Dự trữ gạo khẩn cấp ASEAN + 3 (APTERR) vì an ninh lương thực và Đa phương hóa Sáng kiến Chiang Mai (CMIM).
Các bên tham dự hội nghị cũng thúc đẩy tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs), chuỗi cung ứng và kết nối.
ASEAN cũng khuyến khích thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với từng nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài ra, các nước cũng khuyến khích thiết lập một hệ sinh thái xe điện trong khu vực.
Bên cạnh đó, các nước cũng đã nêu bật tầm quan trọng của nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau trong duy trì ổn định và hòa bình khu vực. Cuộc họp cũng thảo luận về các vấn đề an ninh khác như phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, chống tội phạm xuyên quốc gia và giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar./.