Nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
TheămBìnhĐịnhvàonhómđầuvùngBắcTrungBộvàduyênhảiTrungBộthông tin bóng đáo đó quy hoạch tỉnh, mục tiêu đến năm 2030, Bình Định trở thành tỉnh phát triển thuộc nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, là trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch và văn hóa phía Nam của vùng; trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển; trọng điểm du lịch quốc gia và quốc tế với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đồng bộ, hiện đại.
Kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, bền vững và xanh dựa trên các trụ cột: tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ du lịch, cảng biển - logistics; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đô thị hóa, đô thị thông minh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận tiện với các trung tâm kinh tế của vùng, cả nước và quốc tế.
Kiên trì thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; bảo vệ hệ sinh thái và cảnh quan thiên nhiên; thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu; bảo tồn và phát huy tốt bản sắc, các nét đẹp văn hoá các dân tộc; đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Với mục tiêu cụ thể, về kinh tế Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 8,5% trở lên, trong đó giai đoạn 2021 - 2025 đạt bình quân 7 - 7,5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9,8% - 10,8%/năm (giá so sánh 2010).
Tăng trưởng của các ngành kinh tế giai đoạn 2021 - 2030: ngành nông nghiệp tăng 3,2% - 3,3%/năm; công nghiệp - xây dựng tăng 12,2% - 13,2%/năm; dịch vụ tăng 8,1% - 8,3%/năm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 10,4% - 10,7%/năm.
Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: ngành nông nghiệp chiếm 16,8% - 17,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm 41,3% - 43,3%; dịch vụ chiếm 34,8% - 35,9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 5,1% - 5,3%.
GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 là 204 - 213 triệu đồng/người (tương đương khoảng 7.500 - 7.900 USD).
Tăng trưởng năng suất lao động bình quân 8,3%/năm giai đoạn 2021 - 2030. + Đến năm 2030, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 30 - 35 nghìn tỷ đồng/năm.
Đến năm 2030, tổng lượt khách du lịch đạt 12 triệu khách/năm, trong đó có 2,5 triệu lượt khách quốc tế và 9,5 triệu lượt khách nội địa.
Vốn đầu tư huy động giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 800 - 850 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 29 - 30 tỷ USD). Kinh tế số chiếm 30% GRDP.
Về xã hội, quy mô dân số toàn tỉnh khoảng 1,6 triệu người. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 60%. Có 90% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới; giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi năm giảm từ 3 - 4%; năm 2030, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm còn 2%. Tỷ lệ lao động có việc làm trên tổng số lao động của tỉnh đạt 97,9%. Tỷ lệ lao động có việc theo khu vực kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 20%; công nghiệp, xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 45%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo và bồi dưỡng nghề đạt 76%. Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 40%...
Về môi trường, độ che phủ của rừng duy trì ở mức 58,0%. Thu gom xử lý trên 95% chất thải rắn ở đô thị và trên 90% ở nông thôn. 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó trên 80% được sử dụng nước sạch…
Về kết cấu hạ tầng, đầu tư phát triển mạng lưới giao thông từng bước đồng bộ, một số công trình hiện đại chất lượng cao. Hình thành hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức. Tổng hàng hóa thông qua khoảng 102 triệu tấn và năng lực vận tải hành khách khoảng 103 triệu hành khách. 100% hộ dân được sử dụng điện; hoàn thành đưa vào sử dụng tất cả các công trình thủy điện, điện gió, lưới điện chuyển tải đã được quy hoạch và phê duyệt đầu tư. Mạng thông tin di động 5G phủ sóng 100% dân số trên địa bàn tỉnh; hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước…
Công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0
Các trụ cột phát triển, Bình Định tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo giá trị cao.
Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Phát triển mạnh mẽ dịch vụ cảng biển - logistics, nhằm khai thác hết tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển của tỉnh.
Phát triển đô thị nhanh và bền vững, đô thị hóa trở thành động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI), các trường đại học.
Phát triển, mở rộng thành phố Quy Nhơn về phía Đông Bắc, lấy đầm Thị Nại là trung tâm; xây dựng Trung tâm hành chính mới của tỉnh tại Khu Kinh tế Nhơn Hội trên cơ sở chuyển đổi đất công nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ.
Đến năm 2050, Bình Định tiếp tục thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước.
Bình Định trở thành trung tâm kinh tế biển; trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam; trung tâm du lịch lớn của cả nước, trung tâm kết nối khu vực vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; Tây Nguyên và hành lang kinh tế Đông - Tây.
Kinh tế phát triển bền vững dựa trên các trụ cột: khoa học và công nghệ; công nghiệp chế biến chế tạo; công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo (AI); du lịch chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và hệ thống logistics gắn liền cảng biển, cảng hàng không.
Tỉnh có hệ thống đô thị thông minh, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Các hoạt động kinh tế - xã hội và quản trị của chính quyền vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh và các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế về một số sản phẩm mà tỉnh có lợi thế. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quốc phòng, an ninh, bao gồm an ninh trên biển và trật tự xã hội trên địa bàn được đảm bảo vững chắc.