【nhân đinh bóng đá】Son xăm môi độc hại với sức khỏe người dùng

Thực hự son xăm môi lên màu đẹp,ămmôiđộchạivớisứckhỏengườidùnhân đinh bóng đá giá cả phải chăng

Khách hàng Lê Thu Vân (225 Lê Duẩn, Hà Nội) cho biết, da chị trắng nhưng màu môi thâm sạm khiến khuôn mặt nhìn luôn mệt mỏi, thiếu sức sống. Để cải thiện điều đó, chị Vân thường xuyên phải dùng son môi. Do ngại lích kích, chị từng nghĩ tới chuyện xăm môi nhưng ngoài chi phí cao, hạn chế thay đổi màu môi, chị Vân còn sợ đau và e ngại tính an toàn của loại hình thẩm mỹ này. 

"Được cô em giới thiệu, tôi mua dùng thử son xăm môi của Hàn với giá 300.000 đồng/tuýp. Tôi bôi mặt nạ son lên môi, đợi cho khô và lột lớp gel theo hướng dẫn. Màu xăm hiện lên khá đẹp, lưu được khoảng 3 ngày. Tôi cũng thấy ưng ý. Chỉ có điều theo tôi tìm hiểu, giá bán loại son này mỗi nơi mỗi khác. Có chỗ bán rất rẻ, chỉ khoảng 150.000 đồng/ uýp nhưng lại có chỗ bán tới 350.000 đồng/tuýp", chị Vân đắn đo. 

Đã thử qua nhiều màu son xăm khác nhau, Minh Lý (ĐH Văn Hóa, Hà Nội) cho biết: "Mình mua 3 tuýp màu khác nhau, có màu mình dùng riêng, có khi mình lại trộn 2 màu với nhau để ra 1 màu xăm khác biệt. Tuy nhiên mấy lần lột đầu, mình thấy bình thường nhưng lần lột gần nhất mình bị bong cả da môi, chảy máu. Từ đó sợ, chưa dám dùng lại".

Theo Lê Hoài Linh, chủ shop mỹ phẩm Nhật - Hàn xách tay tại Chùa Láng, Hà Nội, dù đây là mặt hàng mỹ phẩm mới ra mắt song nếu không lựa chọn cẩn thận, mua tại địa chỉ uy tín, khách rất dễ gặp phải son xăm môi độc hại từ Trung Quốc hoặc Thái Lan, giá rẻ nhưng ẩn chứa nhiều nguy cơ về chất lượng và tính an toàn.

Son xăm môi tiềm ẩn nguy cơ độc hại với sức khỏe người dùng

Son xăm môi tiềm ẩn nguy cơ độc hại với sức khỏe người dùng. Ảnh: Zing.vn

Cẩn trọng với son xăm môi độc hại giá bình dân tràn lan

Việc xuất hiện loại son xăm môi giữ màu đẹp và bền đến 3 ngày đặt ra câu hỏi về chất lượng của sản phẩm. Hầu như ai cũng biết chì là nhân tố giúp mỹ phẩm bền màu và lâu trôi, vậy son xăm môi chứa đến bao nhiêu chì mới có thể giữ màu đến 3 ngày?

Trước đây, cơ quan quản lý dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) nghiên cứu thành phần của 400 loại son, kết quả được công bố cho thấy, hàm lượng chì trong những son được kiểm nghiệm đã tăng lên mức từ 0,026 - 7,19 ppm (phần triệu), so với mức trung bình là 1,11ppm. Hàm lượng chì trong son môi ngày càng tăng lên rất nhiều.

FDA cũng đã chứng minh được rằng ngoài chì, trong son môi còn chứa những hợp chất hóa học khác như triclosan, cadmium, mathacrylate, parabens… mà theo nghiên cứu, chất triclosan ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cơ tim và có khả năng gây vô sinh ở nữ giới.

Còn TS. Sean Palfrey (Giám đốc y tế của Chương trình phòng chống nhiễm độc chì Boston, Mỹ) cho biết, chỉ cần cơ thể hấp thụ hàm lượng chì ở mức thấp nhất cũng có thể làm hại chỉ số thống minh (IQ) của chúng ta, đặc biệt là hành vi và khả năng tiếp thu của mỗi người, vì thế, nếu chị em phụ nữ càng dùng nhiều son môi, càng phải đối mặt với việc chỉ số IQ giảm xuống và gặp vấn đề với các chứng bệnh như rối loạn hành vi, làm chậm khả năng tiếp thu… .

Ở Việt Nam, TS. Vũ Đức Lợi (Phó Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, Viện Hóa Học đã từng làm các xét nghiệm về son môi và tìm thấy có chất chì trong son môi. Điều này là dễ hiểu vì chì là một yếu tố vi lượng, giúp son môi nói riêng và nhiều loại mỹ phẩm khác nói chung bền màu và lâu phai hơn.

Chị Lan Hương (dược trình viên, Thanh Xuân, Hà Nội) đã có nhiều năm tìm hiểu và bán mỹ phẩm chia sẻ, thông thường, các loại son, phấn càng khó phai thì hàm lượng chì càng cao. Do vậy, để chắc chắn mỹ phẩm mình đang sử dụng an toàn cho sức khỏe, khách hàng nên thử phản ứng và tìm hiểu thông tin kỹ càng về sản phẩm. Để mua được sản phẩm tốt, người tiêu dùng nên truy cập vào website chính hãng, xem kỹ thông tin và đặt mua qua những kênh phân phối có uy tín.

Thái Hà(Tổng hợp)

Những lưu ý quan trọng khi chọn son môi