Một lần cậu con trai nhỏ đang học lớp 7 kể: “Ba biết không,ếthọclầnngheđiệnthoạkq giai mexico hôm nay tiết học Vật Lý lớp con thầy toàn nghe điện thoại thôi. Thầy vào lớp chậm mấy phút, tay cầm điếu thuốc đang cháy dở, cả lớp vừa ngồi xuống khi chào thầy xong thì có điện thoại. Thầy xin lỗi cả lớp rồi ra ngoài nghe điện thoại. Nghe xong vừa vào lớp được một lúc chưa viết xong đầu bài lên bảng thầy lại có điện thoại. Thầy lại xin lỗi và ra ngoài. Mỗi lần như thế cả lớp lại cười ồ lên vì được nói chuyện mà không bị nhắc. Ba biết thầy nghe điện thoại mấy lần không, tất cả là 8 lần đấy!”. Trời! 8 lần nghe điện thoại trong một tiết 45 phút, thế thì còn học hành gì nữa - Tôi hỏi lại. “Vâng, thì có học được gì đâu” - con tôi hồn nhiên trả lời.
Nghe con kể mà tôi cũng phát bực. Tôi tính gọi điện thoại cho cô hiệu trưởng để hỏi xem quy định, kỷ luật của nhà trường kiểu gì mà để thầy giáo làm thế. Nhưng bà xã tôi nói, chắc thầy có chuyện gì mới thế chứ không thường xuyên đâu. Nếu lần sau thầy còn thế thì anh gặp trực tiếp cô hiệu trưởng để góp ý. Nghe vậy tôi cũng thôi, nhưng sự bực bội thì chưa hết. Đành rằng thầy có việc, nhưng thầy phải biết là mình đang đứng lớp trước bao nhiêu học sinh. Chúng lớn rồi, cũng biết điều hay lẽ phải. Nếu có việc gia đình cần giải quyết thì thầy xin phép nhà trường tìm người dạy thay, chứ làm thế xem thường học sinh, xem thường phụ huynh và chắc chắn trong mắt học sinh thầy sẽ không được tôn trọng ít nhất là về tư cách.
Nhân chuyện thầy nghe điện thoại trong giờ học, tôi cũng xin nói thêm về phép lịch sự và văn hóa sử dụng điện thoại trong hội họp của cán bộ, công chức. Do đặc thù nghề nghiệp nên tôi thường đi dự các hội nghị, cuộc họp của tỉnh, huyện, thị xã, xã, phường. Phần lớn những người đi họp, hội nghị là cán bộ, công chức, viên chức hoặc cán bộ khu phố, xóm, ấp, tổ nếu ở xã, phường. Mà dường như càng ở cấp thấp hơn thì văn hóa sử dụng điện thoại cũng thấp hơn thì phải?.
Chắc ai cũng biết hội nghị, họp thì điện thoại cần phải để chế độ rung mà không có quy định thì theo phép lịch sự cũng phải biết để chế độ rung. Thế nhưng không ít người cứ vô tư để chuông ở mức âm lượng lớn và kiểu chuông cũng khá độc đáo, mỗi người một kiểu. Thế rồi cuộc họp đang im lặng, nghiêm túc bỗng “em không ăn cơm cháy, em không ăn cơm vừng, hỏi em ăn gì?”; “Trời ơi, có điện thoại kìa cha nội”... nhiều khi là tiếng gà gáy, hay một câu vọng cổ mùi mẫn... Thậm chí có người còn cài nhạc Quốc ca. Đang có người phát biểu bỗng vang lên “Đoàn quân Việt Nam đi...” rất hùng tráng... Những lúc như thế, mọi người dự họp chỉ biết nhìn nhau lắc đầu, bụm miệng cười chứ biết làm sao.
Hiện nay, rất nhiều điện thoại cảm ứng, các dòng điện thoại smartphone (điện thoại thông minh) đều tích hợp tính năng sử dụng internet, người dùng thì kết nối wifi hoặc 3G... Do vậy ở bất cứ đâu cũng có thể lướt web được. Thậm chí có người mang cả chiếc điện thoại hoặc Ipad to vào cuộc họp hoặc hội nghị và chỉ sử dụng cho việc lướt web, lên facebook, zalo, thậm chí là chơi game... Đặc biệt đối với các hội nghị nhiều người dự thì các bàn phía dưới số người sử dụng điện thoại kiểu này càng nhiều. Vì vậy, tại hội nghị, cuộc họp, chẳng kể già, trẻ, ai có cảm ứng là lướt rồi gật gù, tủm tỉm cười. Không biết chất lượng hội nghị, cuộc họp đến đâu nhưng chắc chắn là sau buổi họp thì những người dùng điện thoại, Ipad sẽ có thêm được nhiều thông tin từ internet.
Điện thoại, nhất là điện thoại di động là phương tiện thông tin, liên lạc cá nhân rất tiện ích. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại phải lịch sự, đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, như thế mới là người có văn hóa.
Kim Phụng