Sáng 7-9,ệptrúngthầunhậpkhẩuđườbxh vdqg ha lan Bộ Công Thương đã tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 85.000 tấn đường năm 2016.
Trong đó, chủng loại, số lượng đường bao gồm: Quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 40.000 tấn đường thô (mã HS 1701); quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 45.000 tấn đường tinh luyện (mã HS 1701).
Với giá khởi điểm được đưa ra đối với đường thô là 1.000.000 đồng/tấn và đường tinh luyện là 1.000.000 đồng/tấn. Bước giá được đưa ra là 10.000 đồng/tấn.
Theo bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 17h ngày 6-9, có 25 hồ sơ tham gia đấu gia, trong đó có 9 hồ sơ đấu giá đường thô (nhưng 1 hồ sơ xin rút) và đường tinh luyện có 16 hồ sơ của các thương nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với các quy định, chỉ có 22 hồ sơ hợp lệ, trong đó đường thô có 8 hồ sơ thương nhân hợp lệ và 14 hồ sơ thương nhân hợp lệ đối với đường tinh luyện.
Kết quả của phiên đấu giá này theo công bố của Hội đồng đấu thầu như sau. Đối với đường thô (số lượng 40.000 tấn), có 3 công ty trúng thầu, cụ thể: Công ty CP Đường Biên Hòa số lượng trúng 14.444 tấn; Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh trúng thầu 14.444 tấn. Công ty Đường Khánh Hòa trúng 11.110 tấn.
Đối với mặt hàng đường tinh luyện (số lượng 45.000 tấn), có 8 đơn vị trúng thầu, cụ thể: Công ty TNHH URC Việt Nam trúng 4.000 tấn; Công ty TNHH Puratos Grandplace Việt Nam trúng 2.000 tấn.
Ngoài ra, công ty Perfetti Van Melle trúng 6.000 tấn; Công ty Nước giải khát Coca Cola Việt Nam trúng 4.000 tấn; Công ty TNHH Nestle Việt Nam trúng 9.000 tấn, Công ty CP Sữa Vinamilk trúng 16.000 tấn; Công ty CP Dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam trúng 1.000 tấn và Công ty Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên (nhà máy càfe Saafi Gòn) trúng 3.000 tấn.
Như vậy, sau nhiều năm sử dụng phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường thì đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương chuyển sang phương thức đấu giá.