【trận luton】Tổng cục Hải quan họp báo, “nóng” vấn đề phế liệu nhập khẩu
Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên cơ quan báo, đài quan tâm đặt những câu hỏi về trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép để xảy ra tình hình nhập lậu phế liệu từ nước ngoài về Việt Nam.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Khánh Quang cho rằng, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về đơn vị cấp phép NK phế liệu là Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở tài nguyên và môi trường các tỉnh, thành phố.
Bởi, nếu có giấy phép NK thì DN mới đủ điều kiện NK phế liệu để phục vụ sản xuất và không được phép buôn bán, kinh doanh.
“Tuy nhiên, qua một số vụ việc điều tra, xử lý, cơ quan Hải quan nhận thấy, DN có giấy phép NK nhưng không hề sản xuất, thậm chí không có nhà xưởng, máy móc sản xuất"- ông Nguyễn Khánh Quang nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, việc cấp phép đối với từng lô hàng có đủ tiêu chuẩn NK nhưng thực tế lô hàng NK không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
Liên quan đến xử lý vi phạm trong lĩnh vực NK phế liệu, hiện Cục Điều tra chống buôn lậu đã khởi tố 4 DN; Cục Hải quan Hải Phòng khởi tố 2 DN và Cục Hải quan An Giang khởi tố 7 đối tượng.
Liên quan đến tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng, ông Nguyễn Khánh Quang cũng cho biết thêm, lượng hàng tồn lên đến hàng chục nghìn container, gây ách tắc, chiếm dụng kho bãi tại các cảng biển, ảnh hưởng đến năng lực thông quan của các DN kinh doanh cảng và cơ quan Hải quan.
Để xử lý vấn đề này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo cụ thể, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, cơ quan liên quan đến khai thác cảng biển…
Bộ Tài chính đã nỗ lực rà soát về thủ tục hải quan đối với tổng số hàng chục nghìn container ùn tắc tại cảng. Tuy nhiên, việc làm này gặp muôn vàn khó khăn, bởi chủ hàng thường không lộ diện.
Nguyên nhân dẫn đến tồn đọng phế liệu tại các cảng biển do lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp kiểm soát; DN từ chối nhận hàng; hàng hóa vi phạm pháp luật…