Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết,ửađầunămthuhútFDIđạthơntỷkèo lille tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tưnước ngoài đạt 15,27 tỷ USD.
Con số này chỉ bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, xu hướng sụt giảm vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam vẫn đang tiếp tục.
Cụ thể, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong nửa đầu năm, có 804 dự ánmới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD, giảm 43,3% về lượng dự án và tăng 13,2% về số vốn so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, còn có 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 4,12 tỷ USD, giảm 12,5% về số dự án và tăng 10,6% về số vốn so với cùng kỳ.
Ngoài ra, có 1.855 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, với 1,61 tỷ USD, giảm 55% về số lượng và giảm 54,3% về số vốn so với cùng kỳ.
Như vậy, trong khi số vốn đăng ký mới và tăng thêm vẫn tăng so với cùng kỳ, thì số vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm mạnh.
Theo lý giải của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm là do xu hướng chung của năm 2021. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới nói chung và cả Việt Nam.
Đặc thù của hình thức này là cần có sự tham gia trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, doanh nghiệpcủa nhà đầu tư nước ngoài. Việc hạn chế di chuyển trong bối cảnh đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số giao dịch M&A lớn trong 6 tháng đầu năm 2020 cũng ảnh hưởng đến việc giảm giá trị M&A trong 6 tháng đầu năm 2021.
“Mặc dù giảm cả về số lượt góp vốn, mua cổ phần cũng như giá trị vốn góp, xong mức độ giảm đang được cải thiện dần”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.
Trong khi đó, sự suy giảm số lượng dự án cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần được lý giải bằng các nguyên nhân như FDI toàn cầu giảm; dịch bệnh Covid tại các quốc gia đối tác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,..) vẫn diễn biến phức tạp; các quốc gia trên thế giới vẫn duy trì biện pháp hạn chế dịch chuyển; nhà đầu tư trong làn sóng đầu tư mới yêu cầu phải đáp ứng ngay các điều kiện về đất đai, nhân lực, nguồn cung nguyên vật liệu, thủ tục nhanh gọn, ưu đãi cạnh tranh, tuy nhiên trong một số trường hợp ta không đáp ứng đủ các điều kiện mà nhà đầu tư đặt ra…
Tuy nhiên, trong khi vốn đăng ký đang suy giảm, thì vốn đầu tư nước ngoài thực hiện vẫn ước đạt 9,24 tỷ USD trong 6 tháng qua, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là xu hướng tích cực.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, trong 6 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD.
Nếu phân chia theo đối tác, thì Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…