Trước mức độ nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết do vi-rút Marburg với tỷ lệ tử vong có thể cao đến 88%,ỷlệtửvongrấtcaosốtxuấthuyếket qua bing da truc tuyen thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, ngành y tế tỉnh đã tăng cường các biện pháp giám sát phòng, chống chủ động dịch bệnh này ở tỉnh.
Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh luôn chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh Marburg trong quá trình khám, chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
Tại các cơ sở khám, chữa bệnh của tỉnh đã tăng cường các biện pháp giám sát, phòng, chống sự lây nhiễm nếu có ca bệnh sốt xuất huyết do vi rút Marburg xâm nhập. Ông Nguyễn Văn Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chia sẻ: “Dù tỉnh không phải là tỉnh có biên giới, nhưng cũng không thể loại trừ nguy cơ dịch bệnh Marburg xâm nhập, nhất là tại Khoa Hồi sức cấp cứu là một trong những nơi tiếp nhận bệnh ban đầu của bệnh viện nên nguy cơ dịch xâm nhập luôn có thể xảy ra, đây là dịch bệnh có nguy cơ tử vong cao nên khâu phòng lây nhiễm được đặc biệt chú ý. Chúng tôi chỉ đạo nhân viên khoa đảm bảo các biện pháp phòng hộ cá nhân theo quy định để phòng lây nhiễm bệnh. Chú ý khai thác thông tin dịch tễ đối với bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng của bệnh. Nếu phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, khoa có phòng cách ly riêng biệt và thực hiện ngay các biện pháp cách ly, phòng dịch, báo cáo kịp thời với lãnh đạo bệnh viện để thực hiện các biện pháp xét nghiệm khẳng định theo quy định”.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã triển khai các hướng dẫn giám sát phòng chống dịch bệnh Marburg theo chỉ đạo tại Công văn 807 mới đây của Sở Y tế tỉnh. Tất cả các bệnh nhân đến bệnh viện có các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ được chẩn đoán loại trừ và sẽ được giám sát kỹ, đặc biệt chú ý đến yếu tố dịch tễ nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày. Bệnh viện đã chỉ đạo toàn thể nhân viên y tế thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch, sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang, găng tay, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn như rửa tay thường quy, tăng cường vệ sinh buồng bệnh, giường bệnh, báo cáo kịp thời ca nghi ngờ để triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
Các giải pháp chủ động giám sát dịch tại cộng đồng cũng được quan tâm thực hiện. Ông Trương Văn Hạnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: “Để chủ động phòng dịch bệnh này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện giám sát chặt chẽ người nhập cảnh về tỉnh, tại cộng đồng và các cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ. Đặc biệt, lưu ý những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch khu vực châu Phi trong vòng 21 ngày. Phối hợp với Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu để xét nghiệm chẩn đoán, quản lý ca bệnh nếu có ghi nhận ở tỉnh và xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm chủ động ngăn chặn, không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Tham mưu Sở Y tế Kế hoạch đáp ứng theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, đảm bảo không bị động khi có dịch”.
Sở Y tế tỉnh đã có công văn chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh, trung tâm kiểm soát bệnh tật và trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát phòng, chống dịch bệnh Marburg. Tích cực thông tin về tình hình bệnh Marburg và cung cấp các thông tin chuyên môn về cơ chế lây bệnh, các triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh cho các cơ sở y tế nhằm để chủ động phát hiện sớm nhất nếu có ca bệnh xâm nhập.
Để chủ động ứng phó với bệnh Marburg nếu xảy ra, các cơ sở y tế chủ động chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực,… để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch, ngành y tế tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện giám sát chặt chẽ người nhập cảnh về lưu trú tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Marburg, thường xuyên cập nhật, thông tin đến các đơn vị, địa phương về tình hình dịch bệnh này trên thế giới và trong nước để người dân hiểu, chủ động phòng tránh.
Ông Đỗ Phát Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế, yêu cầu: “Các cơ sở khám, chữa bệnh khi ghi nhận ca bệnh nghi ngờ, mắc bệnh cần báo cáo ngay cho trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Tổ chức tập huấn, tập huấn lại cho cán bộ y tế tại đơn vị về các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, đặc biệt lưu ý về công tác phòng, chống nhiễm khuẩn. Đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong cộng đồng”.
Tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức họp khẩn vì có ít nhất 9 người tại Guinea Xích đạo tử vong vì sốt xuất huyết do vi-rút Marburg (MVD) gây ra. Theo thông tin từ Bộ Y tế: Bệnh Marburg là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi-rút do Marburg gây ra. Đây là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khả năng lây truyền và tỷ lệ tử vong cao (50% có thể lên tới 88%), hiện bệnh chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh được phân loại thuộc nhóm A trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Ổ chứa tự nhiên là loài dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus), bệnh có thể lây truyền từ động vật (dơi, động vật linh trưởng) sang người, bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể (nước tiểu, mồ hôi, nước bọt, chất nôn, sữa mẹ, tinh dịch...) hoặc với môi trường/vật dụng bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người mắc/chết do vi-rút Marburg. Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày; khởi phát với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, khó chịu, sau đó có thể xuất hiện tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn, xuất huyết. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM