Đấu giá biển số ô tô: Cần xây dựng quy định minh bạch,ỦybanThườngvụQuốchộixemxétthíđiểmđấugiábiểnsốôtôtỷ lệ kèo liverpool tránh “quân xanh - quân đỏ” Đấu giá biển số ô tô: Có thể phát sinh tâm lý ăn thua, trào lưu “sính" biển số đẹp Bộ Công an đề xuất xem xét đề án thí điểm đấu giá biển số ô tô |
Ngăn ngừa trục lợi từ việc cấp quyền sử dụng biển số ô tô
Tiếp tục phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9/2022, chiều 22/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 (về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá).
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp |
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ngày 22/8/2022, Chính phủ có Tờ trình số 285/TTr-CP đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
Về sự cần thiết ban hành, theo Tờ trình của Chính phủ: Thứ nhất,tiếp tục thực hiện, thể chế hóa đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công và Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản.
Thứ hai,tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định “kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước” là tài sản công, do đó, biển số xe ô tô được coi là tài sản công.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về cấp quyền sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá; loại biển số có thể đấu giá; xác định giá khởi điểm; phạm vi quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá biển số xe;… Việc cấp quyền sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá đấu giá là rất đặc thù, một số nội dung quy định thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội.
Thứ ba,để đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc lựa chọn, sử dụng “biển số đẹp” theo quan niệm của từng người sử dụng; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong việc cấp và sử dụng biển số xe, đăng ký xe; ngăn ngừa hành vi trục lợi từ việc cấp quyền sử dụng biển số ô tô.
Xác lập quyền sử dụng của biển số ô tô; tạo sự bình đẳng, công khai, minh bạch trong cấp và sử dụng biển số ô tô; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đấu giá biển số ô tô; đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cho công tác đăng ký, cấp biển số phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, về vấn đề này, nhiều nước đã thực hiện việc lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, như Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Myanmar…
"Xuất phát từ các lý do trên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá là cần thiết - Tờ trình của Chính phủ nêu rõ.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật nhất trí sự cần thiết xây dựng, trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá với các lý do như đã được nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Đồng thời nhận thấy, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thì kho số đăng ký xe là một loại tài sản công.
Nội dung của dự thảo Nghị quyết có 04 chính sách khác với quy định của luật: Chính sách về đấu giá biển số ô tô khác với quy định cấm mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng của Luật Giao thông đường bộ.
Bên cạnh đó, chính sách về đấu giá được thực hiện trong trường hợp có một người duy nhất đăng ký tham gia và trúng đấu giá khác với quy định của Luật Đấu giá tài sản; chính sách về quyền sở hữu biển số xe hạn chế một số quyền cụ thể của người trúng đấu giá biển số so với nội hàm của quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Cuối cùng, chính sách về sử dụng nguồn thu từ đấu giá theo hướng phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương cũng khác với quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
"Như vậy, việc đấu giá biển số ô tô là chính sách mới, khác với quy định của một số luật hiện hành nên việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thực hiện thí điểm là phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thẩm quyền, hình thức văn bản"- ông Hoàng Thanh Tùng nêu.
Sẽ thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc
Theo ông Hoàng Thanh Tùng, về phạm vi thí điểm, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật nhất trí với đề xuất của Chính phủ về thực hiện thí điểm trên phạm vi toàn quốc việc cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vì vấn đề này đã chín, đã rõ và đạt sự đồng thuận cao.
100% Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có mặt tại phiên họp đã đồng ý bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2022 |
Đồng thời, cũng là để khai thác hiệu quả tài sản công là kho số đăng ký xe ô tô, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước từ đấu giá, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của một bộ phận người dân và là cơ sở để tổng kết, đánh giá, kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan khi kết thúc thí điểm để thực hiện ổn định, lâu dài.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở của việc đề xuất thí điểm trên phạm vi toàn quốc bởi về nguyên tắc, việc thí điểm là đối với những vấn đề mới, chưa được kiểm nghiệm qua thực tiễn, cần tiến hành thận trọng trong một phạm vi không gian, thời gian nhất định để đánh giá tác động, chỉ sau khi thí điểm thành công mới mở rộng phạm vi để áp dụng chung.
Về thời gian thí điểm, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật nhất trí với thời gian thí điểm là 03 năm như đề xuất của Chính phủ, đồng thời cho rằng, thời gian thí điểm 03 năm là phù hợp để các cơ quan có đủ thời gian triển khai thực hiện, kiểm nghiệm, tổng kết, đánh giá việc thí điểm.
Song một số ý kiến đề nghị thời gian thí điểm là 02 năm để kịp thời tổng kết, đánh giá, kiến nghị luật hóa nội dung này đồng bộ với việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ.
Về các chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết, Tờ trình của Chính phủ đề xuất 05 chính sách để thí điểm thực hiện cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá bao gồm: Chính sách 1: Biển số đưa ra đấu giá là biển số ô tô nền màu trắng, chữ và số màu đen trong kho biển số chưa được đăng ký.
Chính sách 2: Xác định giá khởi điểm của 01 biển số xe đưa ra đấu giá là mức lệ phí đăng ký cao nhất đang áp dụng tại địa phương nhân với hệ số); chính sách 3: Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá).
Chính sách 4: Quy định quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá); chính sách 5: Quy định sử dụng nguồn thu từ đấu giá.
"Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với nội dung của 04 chính sách đầu, đồng thời có thêm một số ý kiến đã nêu trong Báo cáo thẩm tra đầy đủ, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội" - ông Hoàng Thanh Tùng cho hay.
Tuy nhiên, đối với chính sách 5(quy định sử dụng nguồn thu từ đấu giá), Ủy ban Pháp luật nhận thấy, căn cứ quy định tại Luật Ngân sách nhà nước thì khoản thu từ bán tài sản nhà nước do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý thuộc ngân sách trung ương hưởng 100%; đồng thời, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì Bộ Công an được giao quản lý nhà nước đối với kho số quản lý phương tiện giao thông vận tải và là cơ quan cấp đăng ký biển số các loại xe cơ giới.
Do đó, về nguyên tắc tiền thu từ đấu giá biển số ô tô sẽ phải nộp 100% vào ngân sách trung ương. Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ đề nghị “số tiền thu được từ đấu giá biển số… sẽ phân chia nguồn thu theo tỷ lệ 70% nộp vào ngân sách trung ương, 30% phân bổ cho ngân sách địa phương”.
Ủy ban Pháp luật cho rằng, do đây là Nghị quyết thí điểm nên có thể quy định khác luật; tuy nhiên, đề nghị cơ quan trình lý giải rõ hơn sự cần thiết, mục đích của việc phân bổ cho ngân sách địa phương 30% số thu từ đấu giá biển số, bởi việc cấp quyền sử dụng và thống nhất quản lý kho số thuộc trách nhiệm của Bộ Công an và cơ bản việc đấu giá do các cơ quan thuộc Bộ Công an thực hiện. Hơn nữa, ngân sách địa phương theo phân cấp đã bố trí kinh phí chi thường xuyên cho công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt tại phiên họp đã đồng ý bổ sung dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022). |