Sản lượng than tiêu thụ đat 26,ảngNinhĐồnghànhgỡkhócùngngàtysotructuyen 7m.cn9 triệu tấn, bằng 74,7% kế hoạch năm; doanh thu đạt 87.543 tỷ đồng, bằng 82% kế hoạch năm. Tổng Công ty Đông Bắc đã sản xuất được 4,3 triệu tấn than nguyên khai, bằng 86% kế hoạch năm; sản lượng than tiêu thụ đạt 5,6 triệu tấn, bằng 86% kế hoạch năm; doanh thu đạt 9486 tỷ, bằng 83,9% kế hoạch năm.
Được biết, năm 2017, ngành Than phải đối mặt với nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những biến động của ngành Than đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh.
Tuy nhiên, để duy trì sản xuất ổn định, tỉnh Quảng Ninh, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc đã đề xuất Bộ Công thương kiến nghị Chính phủ tháo gỡ các khó khăn như: Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép thăm dò, khai thác các dự án than trong quy hoạch; ban hành Nghị định về khai thác, kinh doanh khoáng sản; cho phép các đơn vị xuất khẩu các loại than dài hạn mà không phụ thuộc vào hạn ngạch; phê duyệt biểu đồ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; chỉ đạo các nhà máy khẩn trương triển khai công tác ký kết hợp đồng cung ứng than dài hạn…
Một góc Công ty Than Nam Mẫu. Ảnh: Huy Khánh |
Tỉnh Quảng Ninh luôn luôn đồng hành, chia sẻ, sát cánh nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành Than trong sản xuất, tiêu thụ, thực hiện các dự án… Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng than tiêu thị giảm do các nhà máy nhiệt điện chạy than giảm sản lượng than vì huy động công suất thấp (dự kiến cả năm sẽ giảm trên 4 triệu tấn so với kế hoạch của TKV và giảm trên 7 triệu tấn theo đăng ký ban đầu của EVN).
Ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh đã đề nghị Bộ Công thương thống nhất tiến độ thăm dò, đánh giá trữ lượng cụ thể; đẩy nhanh chi tiết các dự án trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
Đối với việc giải quyết vấn đề tồn kho hiện nay, tỉnh đề nghị Bộ Công thương kiến nghị với Chính phủ xây dựng cơ chế điều hành giá than theo thị trường gắn với việc đảm bảo an ninh năng lượng, điều hành xuất khẩu than theo chương trình dài hạn, cải cách thủ tục cấp phép khai thác.
Đề nghị Bộ Công thương tiến hành đánh giá lại việc thực hiện Chỉ thị 21 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh than, nhất là quản lý tại khu vực giáp ranh, đầu nguồn, cuối nguồn.
Đồng thời, ban hành các chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho công nhân; tăng cường phối hợp với tỉnh trong việc ổn định xã hội sau khi tái cơ cấu. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh mong muốn Bộ Công Thương quan tâm, xem xét để đẩy nhanh việc triển khai giai đoạn 1 của Nhà máy Nhiệt điện Texhong Hải Hà và chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam lắp đặt trạm 220kV đảm bảo cấp điện cho KCN Đông Mai (TX Quảng Yên).
Bên cạnh đó, TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cần thực hiện mở cửa mỏ, đóng cửa mỏ, phục hồi các mỏ trên cơ sở phát triển bền vững gắn với các thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương./.
Lan Hương