【số liệu thống kê về genoa gặp verona】Ðảng viên tiên phong áp dụng công nghệ

Báo Cà Mau(CMO) Thời gian qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Bồ Ðề (Công ty Bồ Ðề) tích cực xây dựng Ðề án chuyên nghiệp hoá người nông dân trong nuôi tôm tại Cà Mau. Qua xem xét, UBND tỉnh đồng ý chủ trương để công ty thực hiện thí điểm đề án trên địa bàn tỉnh, qua đó làm cơ sở đánh giá hiệu quả, nhân rộng mô hình. Xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân là một trong những địa phương tham gia đề án, ghi nhận hiệu quả bước đầu của việc sử dụng sản phẩm chế phẩm sinh học Bồ Ðề trong nuôi thuỷ sản.

Ông Nguyễn Minh Hải, Bí thư Ðảng uỷ xã Phú Mỹ, cho biết: “Sản phẩm của Công ty Bồ Ðề đã sử dụng ở nhiều tỉnh, thành trong khu vực, thời gian gần đây Cà Mau mới bắt đầu tiếp cận. Riêng địa bàn xã Phú Mỹ, ban đầu cũng dè dặt, bởi thời gian qua nhiều sản phẩm nhận định là tốt nhưng khi người dân sử dụng thì chỉ cho hiệu quả ở mức độ nhất định. Nên khi tiếp cận sản phẩm này, Ðảng uỷ đã bàn trong tập thể là để cán bộ, đảng viên sử dụng trước trong sản xuất để kiểm chứng, đánh giá hiệu quả của nó. Có thể nói, qua 5 tháng sử dụng, anh em nhận định sản phẩm này hiệu quả”.

Năng suất tôm nuôi tăng lên, chi phí giảm, góp phần rất lớn cho người dân tăng thu nhập nhờ sử dụng chế phẩm sinh học.

Ngoài cán bộ còn một số hội viên, nông dân trên địa bàn xã thực hiện. Cũng như những nông dân khác, ông Huỳnh Văn Hùng (ấp Xẻo Ðước) nuôi tôm theo cách truyền thống, mỗi tháng thả 10.000-15.000 con giống (tương đương 1,2-1,3 triệu đồng/tháng), nhưng mỗi con nước chỉ thu hoạch trên dưới 1 triệu đồng, thêm cua và cá cũng trên dưới 2 triệu đồng mỗi tháng. Số tiền trên gần như chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày, khó tích góp, tiến lên làm giàu cho mình. Từ khi được tiếp cận sản phẩm Bồ Ðề, qua 5 tháng cho thấy hiệu quả, ông Hùng cho biết: “Con nước vừa rồi tôi thu nhập gần 6 triệu đồng từ con tôm, tăng hơn 3 lần so với cách nuôi trước. Ðiều tôi mừng nhất là không phải thả tôm giống nhiều như trước nữa, chỉ có tháng đầu tiên thả 5.000 con, các tháng còn lại chỉ thả 2.000 con tôm giống, tương đương chỉ tốn 200.000 đồng/tháng, tiết kiệm mỗi tháng 1 triệu đồng từ con giống”.

Sử dụng sản phẩm, anh Huỳnh Chí Hướng (ấp Xẻo Ðước) cho biết: “Ban đầu vuông nuôi có màu đục, không trong, khi sử dụng 2-3 ngày thì có màu xanh vỏ đậu, sử dụng lần 2 thì những bợn đóng trên cỏ đều tróc hết. Ðến lần thứ 3, môi trường đáy có màu đen chuyển sang màu trắng, nên con tôm không còn bị đóng rong, đóng phèn như trước đây, tôm có vỏ cứng, mau lớn. Con cua cũng giống con tôm, không đóng phèn, vàng, nhất là phần yếm của cua trắng đẹp, nhưng vỏ chắc”.

Ông Trần Quốc Duy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Mỹ, cho biết: “Trong đợt thử nghiệm sản phẩm, cả 6 ấp đều có nông dân tham gia sản xuất theo công nghệ, quy trình của sản phẩm Bồ Ðề. Qua 5 tháng quan sát, tổng kết, có 70% cho hiệu quả cao; 30% còn lại do không sử dụng sản phẩm để duy trì hết vụ nên không đạt hiệu quả như mong muốn”. 

Theo ông Huỳnh Xuân Diện, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã nuôi tôm năng suất cao Tân Hưng (xã Tân Hưng, huyện Cái Nước), người đại diện phân phối sản phẩm độc quyền tại Cà Mau của Công ty Bồ Ðề, cho biết: “Ngoài hỗ trợ giá trên sản phẩm, còn có nhiều lợi ích mà sản phẩm sinh học Bồ Ðề mang lại cho người dân, như bà con được tiếp cận quy trình nuôi kết hợp sản phẩm, giúp giảm chi phí, nhất là chi phí thả con giống trong một năm cho người dân rất lớn”.

Ðảng uỷ xã Phú Mỹ nhìn nhận và đánh giá thực tế rằng người dân chưa thay đổi phương thức sản xuất, vẫn áp dụng theo kỹ thuật canh tác mô hình nuôi thuỷ sản truyền thống, hiệu quả cũng như sự bứt phá trong nuôi trồng chưa cao. Cho nên, việc phát huy vai trò tiên phong của đảng viên sẽ giúp người dân xã Phú Mỹ phát triển mạnh hơn, đi đúng hướng trong sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ mới.

Ông Nguyễn Minh Hải chia sẻ: “Quan điểm của tôi là mong muốn cán bộ, đặc biệt là đảng viên từ xã đến ấp phải sử dụng sản phẩm Bồ Ðề này trước. Nếu thấy thật sự hiệu quả thì mới tiến hành triển khai cho bà con sử dụng, tiếp cận để nâng cao thu nhập cho gia đình”.

Tại hội thảo chuyển giao khoa học - kỹ thuật vào sản xuất “Sử dụng chế phẩm công nghệ sinh học Bồ Ðề trong nuôi tôm”, ông Nguyễn Minh Hải nhấn mạnh: “Việc triển khai hội thảo để bà con tiếp cận sản phẩm chế phẩm sinh học Bồ Ðề là việc làm mà Ðảng uỷ, UBND nhận thấy cần thiết cho người dân. Mặc dù hôm nay bà con chưa sử dụng, nhưng với hiệu quả bước đầu cán bộ, hội viên nông dân đạt được, bà con sẽ sử dụng để tăng thu nhập, phát triển kinh tế hộ gia đình, từ đó góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, chứ sản xuất theo lối mòn thì không thể nâng cao đời sống được. Cần thay đổi tư duy trong sản xuất, mà vai trò lãnh đạo của cán bộ chuyên môn là cần thiết, phải tận tình, tận tay hướng dẫn cho bà con mình biết, nhớ và áp dụng phù hợp quy trình sản xuất”./.

 

Diệu Lữ